Cách tính lương hưu khi nghỉ hưu trước tuổi theo quy định mới 2019 ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Điều kiện để nghỉ lương hưu và cách tính lương hưu được xác định như thế nào ? xin giấy phép tư vấn về một số vấn đề điều kiện hưởng lương hưu trước tuổi,cách tính lương hưu và một số vấn đề pháp lý liện quan.

Mục lục bài viết

Cơ sở pháp lý:

;

Nội dung hướng dẫn giải đáp:

1. Điều kiện được hưởng lương hưu

Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về các trường hợp và điều kiện hưởng lương hưu như sau:

Trường hợp 1: Điều kiện hưởng theo quy định tại Điều 54

Điều kiện tiên quyết: Khi nghỉ việc khi có từ đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội;

Ngoài việc đáp ứng điều kiện tiên quyết, người lao động đáp ứng một trong các điều kiện sau sẽ đủ điều kiện hưởng lương hưu:

1. Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi; Hoặc

2. – Nam từ đủ 55 tuổi – đủ 60 tuổi; nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi;

– Có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do BLĐTBXH, BYT ban hành hoặc có đủ 15 năm làm ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên.

3. – NLĐ (không phân biệt giới tính) từ đủ 50 tuổi – đủ 55 tuổi;

– Trong tối thiểu 20 năm đóng BHXH có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò;

4. NLĐ bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.

Trường hợp 2: Về hưu theo quy định tại Điều 55 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014:

Điều 55quy định các trường hợp bao gồm:

Điều kiện tiên quyết: Khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng BHXH

Ngoài việc đáp ứng điều kiện tiên quyết, người lao động phải đáp ứng một trong các điều kiện sau:

1. – Nam từ đủ 51 tuổi, Nữ đủ 46 tuổi;

– Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên;

(Sau đó mỗi năm tăng thêm một tuổi cho đến năm 2020 trở đi, nam đủ 55 tuổi và nữ đủ 50 tuổi thì mới đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên)

2. – Nam đủ 50 tuổi, Nữ đủ 45 tuổi;

– Bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;

3. – Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên;

– Có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành;

(Trường hợp 3 này không tính độ tuổi).

2. Cách tính lương hưu

Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 có quy định về mức hưởng lương hưu hằng tháng như sau:

“1. Từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành cho đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%.

2. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này và tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như sau:

a) Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm;

b) Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.

Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản này được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.

3. Mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 55 của Luật này được tính như quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%.

Trường hợp tuổi nghỉ hưu có thời gian lẻ đến đủ 06 tháng thì mức giảm là 1%, từ trên 06 tháng thì không giảm tỷ lệ phần trăm do nghỉ hưu trước tuổi.

4. Mức lương hưu hằng tháng của lao động nữ đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại khoản 3 Điều 54 được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội và mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội như sau: đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này. Từ đủ 16 năm đến dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm đóng tính thêm 2%.”

Cụ thể, Lương hưu = Tỷ lệ hưởng lương hưu x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

Trợ cấp một lần khi nghỉ hưu

– Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% thì khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần.

– Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

3. Một số tình huống thực tiễn

Chế độ lương hưu khi sức khỏe suy giảm ?

Thưa luật sư! Tôi có một vấn đề như sau mong luật minh khuê tư vấn giúp. Cô tôi sinh năm 1974. Năm nay 45t Công tác tại nhà máy may doanh nghiệp nhà nước. Làm việc 21 năm và đóng bảo hiểm đủ 21 năm. Nay vì lí do sức khoẻ nên muốn xin về hưu sớm. Vậy 45t mà xin về hưu là được không. Bao nhiêu tuổi thì được khám sức khoẻ để có thể xin về hưu? Trường hợp cô tôi có được hưởng chế độ về hưu theo quy định ko có bị cắt trừ khoản nào ko? Được hưởng chế độ trả 1 lần ko. Tôi có nghe là bị sức khoẻ 61% và 81% thì mới giải quyết có đúng không ạ ?

Xin cảm ơn luật sư!

Trả lời:

Căn cứ vào các quy định về điều kiện hưởng lương hưu tại Điều 55, Điều 56 nêu trên, trong trường cô của bạn nếu cô của bạn suy giảm trên 61% sức khỏe thì tính đến năm nay thì cô bạn phải 47 tuổi mới được xét để nghỉ hưu sớm.Còn nếu cô bạn bị suy giảm từ 81% sức khỏe thì theo thông tin bạn cung cấp cô bạn 45 tuổi đủ tuổi về hưu trước tuổi.

Trong trường hợp nghỉ hưu sớm của cô bạn thì mức lương hưu cô bạn được hưởng tính như sau:

Nếu mẹ bạn nghỉ hưu trong năm nay thì tổng lương hưu mẹ bạn có thể nhận là : 45% ( 15 năm đầu đóng BHXH = 45%) + 12% ( 6 năm đóng BHXH) – 20%( do10 năm nghỉ hưu sớm => 2%x10 =20%) = 37% mức lương bình quân hàng tháng của cô bạn.

Trợ cấp một lần khi về hưu được chi trả cho các đối tượng có có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% thì khi nghỉ hưu. Trường hợp của cô bạn không được chi trả trợ cấp một lần.

Tư vấn về chế độ về hưu trước tuổi ?

Thưa luật sư Tôi là nữ, sinh 11/07/1972. Tôi công tác tại Nhà Máy Dệt từ 2/1/1993 đến T.07/2007 thì chuyển sang làm việc văn phòng và đến khoảng T.08/2017 thì công ty không còn cho làm việc nữa và tôi đã đóng bảo hiểm được 24 năm.

Vậy cho tôi hỏi tôi có đủ tuổi để làm các giấy tờ được hưởng hưu trước tuổi hay không ?

Xin cảm ơn luật sư.

Trả lời:

Theo thông tin của bác cung cấp thì tính đến thời điểm hiện tại bác đang 47 tuổi. Bác có thể xin về hưu trước tuổi trong năm 2019 nếu bác thuộc một trong các trường hợp dưới dây:

1. Bác bị suy giảm từ 81% khả năng lao động trở lên

Hoặc:

2. Trong 24 năm tham gia bảo hiểm, bác có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.

Tuy nhiên, trong cả hai trường hợp trên, do bác xin về hưu trước tuổi nên mức hưởng lương hưu của bác sẽ bị trừ đi 16% do bác về hưu trước 8 năm (mỗi năm nhân 2%).

Do vậy, bác có thể cân nhắc tới việc bảo lưu thời gian tham gia BHXH và đợi tời khi đủ 55 tuổi thì làm hồ sơ hưởng lương hưu để bảo toàn mức hưởng là 63%.

Tư vấn nghỉ hưu trước tuổi do không còn khả năng lao động ?

Xin chào luật sư! Chồng tôi sinh ngày 21/10/1967, hiện ko còn khả năng lao động. Anh ấy đã đóng BHXH được 20 năm. Vậy nên nghỉ hưu trước tuổi khi nào thì tốt nhất và cần những giấy tờ gì và mức lương hưu của chồng tôi sẽ được hưởng như thế nào?

Xin luật sư tư vấn giúp. Trân trọng cảm ơn!

Trả lời:

Theo thông tin của bác cung cấp thì tính đến thời điểm hiện tại chồng bác đang 52 tuổi và đóng BHXH được 20 năm.Như vậy đối chiếu quy định trên thì nếu chồng bác hiện không còn khả năng lao động, đã đủ điều kiện về hưu trước tuổi theo quy định tại Điều 55 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014.

Về mức lương nếu hiện tại chồng bác về hưu thì sẽ được tính như sau:

45% ( 15 năm BHXH đầu ) + 15% ( 5 năm tiếp) – 24% ( 8 năm về hưu sớm) = 36% mức lương bình quân.

Làm sao để nghỉ hưu trước tuổi ?

Thưa luật sư!Tôi là lao động nữ, đã đóng bảo hiểm được 28 năm và hiện tôi đang 49 tuổi. Nếu muốn xin nghỉ hưu trước tuổi vì mất sức lao động, tôi phải cần những điều kiện gì và hưởng được bao nhiêu phần trăm lương. Nếu nghỉ hưu vào năm 2020 thì mức lương hưu có thấp hơn mức lương hưu năm 2019 không?

Xin cảm ơn!

Trả lời:

Như vậy,theo thông tin bác cung cấp, hiện bác đã 49 tuổi và bị mất khả năng lao động. Trường hợp này, bác có thể về hưu trước tuổi tuy nhiên, bác cần có kết quả giám định của Hội đồng giám định mức suy giảm khả năng lao động mới xác thực mức suy giảm khả năng lao động của bác.

Hiện bác đã đóng BHXH được 28 năm, vậy:

– Nếu bác về hưu năm 2019, thì bác về hưu trước 6 năm = 12%

Mức lương hưu của bác tính theo năm 2019 = 45% + (13×2)% – 12% = 59% mức lương bình quân

– Nếu bác về hưu năm 2020, thì bác về hưu trước 5 năm = 10%

Mức lương hưu của bạn tính theo năm 2018 = 45% + (13×2)% – 10% = 61% mức lương bình quân.

Như vậy nếu bạn nghỉ hưu vào năm 2019 thì % lương hưu bạn hưởng sẽ thấp hơn năm 2020.

Hướng dẫn cách tính lương hưu theo đúng quy định của pháp luật ? Độ tuổi nghỉ hưu ?

Lương hưu được hình thành từ nhiều tham số khác nhau như: Thâm niên, hệ số lương… Xin giấy phép tư vấn về cách áp dụng, cách tính đối với một số trường hợp cụ thể:

Hướng dẫn cách tính lương hưu theo đúng quy định của pháp luật ? Độ tuổi nghỉ hưu ?

Trả lời:

Đối với các trường hợp hưởng lương hưu khi tham gia BHXH bắt buộc, bạn có thể tham khảo các mục 1, 2, 3 nêu trong bào viết. Dưới đây, chúng tôi xin cung cấp thêm một số trường hợp hưởng lương hưu khác

3.1. Chế độ hưu trí đối với người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được thực hiện như sau:

– Có từ đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên thì điều kiện, mức hưởng lương hưu thực hiện theo chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc; mức lương hưu hằng tháng thấp nhất bằng mức lương cơ sở trừ người làm việc không chuyên trách ở xã, phường thị trấn.

3.2 Điều kiện hưởng lương hưu khi tham gia bảo hiểm tự nguyện: khi có đủ 2 yếu tố

– Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi;

– Đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên.

– Người lao động đã đủ điều kiện về tuổi, chưa đủ 20 năm thì được đóng cho đến khi đủ 20 năm để hưởng lương hưu.

3.3. Thủ tục, hồ sơ hưởng lương hưu

– Thời điểm hưởng lương hưu tính từ tháng liền kề sau tháng người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định
– Trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đóng một lần cho những năm còn thiếu để đủ điều kiện hưởng lương hưu thì thời điểm hưởng lương hưu được tính từ tháng liền kề sau tháng đóng đủ số tiền cho những năm còn thiếu.

a, Với người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc

Trong thời hạn 30 ngày tính đến thời điểm người lao động được hưởng lương hưu, người sử dụng lao động nộp hồ sơ gồm:

– Sổ bảo hiểm xã hội;

– Quyết định nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí hoặc văn bản chấm dứt hợp đồng lao động hưởng chế độ hưu trí;

– Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa đối với người nghỉ hưu theo quy định về suy giảm khả năng lao động hoặc giấy chứng nhận bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp đối

b, Với người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện bao gồm cả người đang chấp hành hình phạt tù:

Trong thời hạn 30 ngày tính đến thời điểm được hưởng lương hưu, người lao động nộp hồ sơ sau:

– Sổ bảo hiểm xã hội;

– Đơn đề nghị hưởng lương hưu;

– Giấy ủy quyền làm thủ tục giải quyết chế độ hưu trí và nhận lương hưu đối với người đang chấp hành hình phạt tù;

– Văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc trở về nước định cư hợp pháp đối với trường hợp xuất cảnh trái phép;

– Quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố mất tích đối với trường hợp người mất tích trở về

c, Thời hạn giải quyết

Trong thời hạn 20 ngày, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

3.4 Chế độ hưu trí với quân nhân, bộ đội

– Người lao động có thời gian làm việc trong khu vực nhà nước trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 nếu đủ điều kiện hưởng nhưng chưa được giải quyết trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp một lần, trợ cấp xuất ngũ, phục viên thì thời gian đó được tính là thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.

– Quân nhân, công an nhân dân phục viên, xuất ngũ, thôi việc trước ngày 15 tháng 12 năm 1993, sau đó chuyển sang làm việc có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế (bao gồm cả người làm việc tại y tế xã, phường, thị trấn, giáo viên mầm non hoặc người giữ các chức danh ở xã, phường, thị trấn trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 đã được tính là thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội) và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động mà không hưởng chế độ trợ cấp theo quy định dưới đây thì được cộng nối thời gian công tác trong quân đội, công an trước đó với thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội sau này để tính hưởng bảo hiểm xã hội

– Trường hợp quân nhân, công an nhân dân phục viên, xuất ngũ, thôi việc từ ngày 15 tháng 12 năm 1993 đến ngày 31 tháng 12 năm 1994 mà chưa giải quyết trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp một lần, trợ cấp xuất ngũ, phục viên, bảo hiểm xã hội một lần thì thời gian tham gia quân đội, công an nhân dân được tính hưởng bảo hiểm xã hội.

3.5. Áp dụng chế độ lương hưu theo :

Các trường hợp tinh giản biên chế theo nghị định 108 được hưởng lương hưu như sau:

a, Đủ 50 tuổi đến đủ 53 tuổi đối với nam, đủ 45 tuổi đến đủ 48 tuổi đối với nữCó thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên, trong đó có đủ mười lăm năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc có đủ mười lăm năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên, ngoài hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội,

– Các chế độ được hưởng:

+ Không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi;

+ Được trợ cấp 03 tháng tiền lương cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với quy định về tuổi tối thiểu của luật bảo hiểm xã hội

+ Được trợ cấp 05 tháng tiền lương cho hai mươi năm đầu công tác, có đóng đủ bảo hiểm xã hội. Từ năm thứ hai mươi mốt trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội được trợ cấp 1/2 tháng tiền lương.

b, Đủ 55 tuổi đến đủ 58 tuổi đối với nam, đủ 50 tuổi đến đủ 53 tuổi đối với nữ, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên, được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và chế độ được hưởng như sau:

+ Không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi;

+ Được trợ cấp 05 tháng tiền lương cho hai mươi năm đầu công tác, có đóng đủ bảo hiểm xã hội. Từ năm thứ hai mươi mốt trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội được trợ cấp 1/2 tháng tiền lương.

+ Được trợ cấp 03 tháng tiền lương cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với quy định

c, Trên 53 tuổi đến dưới 55 tuổi đối với nam, trên 48 tuổi đến dưới 50 tuổi đối với nữ, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên, trong đó có đủ mười lăm năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ mười lăm năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên thì được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi.

d, Trên 58 tuổi đến dưới 60 tuổi đối với nam, trên 53 tuổi đến dưới 55 tuổi đối với nữ, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên thì được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi.

e, Thủ tục

– Thời điểm hưởng lương hưu của người lao động là thời điểm đủ điều kiện được ghi tại quyết định nghỉ việc của cơ quan, đơn vị quản lý trực tiếp cán bộ, công chức, viên chức theo Đề án tinh giản biên chế đã được phê duyệt.

– Hồ sơ bao gồm: sổ BHXH, quyết định nghỉ việc để hưởng chế độ hưu trí do người sử dụng lao động lập kèm theo Giấy đăng ký địa chỉ nơi cư trú khi nghỉ hưu, nơi khám chữa bệnh BHYT ban đầu (mẫu số 13-HSB) của người lao động, Danh sách tinh giản biên chế đã được Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt và ý kiến thẩm tra của Bộ Nội vụ. Xem thêm:

Mọi vướng mắc pháp lý về phụ cấp, trợ cấp, tiền lương… và chế độ hưu trí theo theo luật lao động, luật bảo hiểm xã hội hãy gọi ngay: (nhấn máy lẻ phím 6) để được luật sư tư vấn pháp luật lao động trực tuyến qua tổng đài điện thoại.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật lao động –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *