Cách tính chi phí hợp lý khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Chi phí hợp đồng thử việc, hợp đồng học nghề, tập nghề, chi phí trả cho cộng tác viên có được tính vào chi phí hợp lý khi xác định thuế TNDN: Tất cả các khoản tiền lương tiền công trả cho người lao động phát sinh trực tiếp từ hoạt động sản xuất kinh doanh, có hóa đơn chứng từ đầy đủ theo đúng quy định của pháp luật được tính vào chi phí khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp (trừ một số trường hợp)

Luật sư trả lời:

1. Cơ sở pháp lý

Chuẩn mực kế toán 01;

Chế độ kế toán ban hành kèm theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC và quyết định 48/2006/QĐ-BTC;

;

ngày 3/6/2008; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 32/2013/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2013;

ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp;

.

2. Nội dung phân tích

I. Tiền , tiền lương học nghề của người lao động có được tính vào chi phí được trừ khi xác định thuế TNDN không?

1. Ghi nhận chi phí tiền lương tiền công thử việc, tập nghề

Căn cứ bảng tài khoản kế toán được quy định trong chế độ kế toán ban hành kèm theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC và quyết định 48/2006/QĐ-BTC: Tài khoản 334 – Phải trả người lao động, có 2 tài khoản cấp 2:

Tài khoản 3341 – Phải trả công nhân viên: Phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho công nhân viên của doanh nghiệp về tiền lương, tiền thưởng có tính chất lương, bảo hiểm xã hội và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của công nhân viên.

Tài khoản 3348 – Phải trả người lao động khác: Phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho người lao động khác ngoài công nhân viên của doanh nghiệp về tiền công, tiền thưởng (nếu có) có tính chất về tiền công và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của người lao động.

Chuẩn mực kế toán số 01: Điểm 42: Nợ phải trả được ghi nhận trong Bảng cân đối kế toán khi có đủ điều kiện chắc chắn là doanh nghiệp sẽ phải dùng một lượng tiền chi ra để trang trải cho những nghĩa vụ hiện tại mà doanh nghiệp phải thanh toán, và khoản nợ phải trả đó phải xác định được một cách đáng tin cậy.

Với , học nghề, tập nghề, người lao động chưa được coi là công nhân viên của doanh nghiệp do chưa có chính thức, chưa có tên trong doanh sách lao động của công ty mà đây là đối tượng sẽ trở thành công nhân viên của doanh nghiệp trong tương lai. Vì vậy, trong , học nghề, tập nghề, chi phí về tiền công, , học nghề, tập nghề, tiền thưởng và các khoản phải trả khác cho người lao động sẽ được tập hợp vào tài khoản phải trả cho người lao động khác, tài khoản 3348. Cuối kì sẽ được kết chuyển vào chi phí của doanh nghiệp để xác định giá thành, xác định kết quả kinh doanh. Tùy thuộc vào việc sử dụng lao động thử việc, học nghề tập nghề cho bộ phận sản xuất kinh doanh nào: phân xưởng, bộ phận quản lý, bộ phận bán hàng,…mà kết chuyển tương ứng vào chi phí nhân công sử dụng trực tiếp cho bộ phận đó.  Như vậy, theo chế độ kế toán, chuẩn mực kế toán, tiền lương, tiền công, và các khoản phải trả khác cho người lao động trong thời gian này được tính vào chi phí doanh nghiệp.

2. Chi phí hợp đồng thử việc, tập nghề được tính khi tính thuế TNDN

Căn cứ khoản 1 Điều 9 Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp: Khoản 1 Điều 9 nghị định 218, khoản 1 Điều 6 thông tư 78/2014/TT-BTC: Các khoản chi được trừ khi tính thuế TNDN nếu đáp ứng đủ 2 điều kiện

Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;

Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật;

Trừ các khoản chi tiền lương, tiền công sau:

Căn cứ Khoản 2 Điều 9 Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp, Khoản 2 Điều 9 nghị định 218, khoản 2 Điều 6 thông tư 78/2014/TT-BTC chi phí tiền lương tiền công không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế:

– Chi tiền lương, tiền công và các khoản phải trả khác cho người lao động doanh nghiệp đã hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng thực tế không chi trả hoặc không có chứng từ thanh toán theo quy định của pháp luật.

– Các khoản tiền lương, tiền thưởng cho người lao động không được ghi cụ thể điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thỏa ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty.

– Chi tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp phải trả cho người lao động nhưng hết thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm thực tế chưa chi trừ trường hợp doanh nghiệp có trích lập quỹ dự phòng để bổ sung vào quỹ tiền lương của năm sau liền kề. Mức dự phòng hàng năm do doanh nghiệp quyết định nhưng không quá 17% quỹ tiền lương thực hiện.

– Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (do một cá nhân làm chủ); thù lao trả cho các sáng lập viên, thành viên của hội đồng thành viên, hội đồng quản trị mà những người này không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh.

Căn cứ theo quy định trên thì tất cả các khoản tiền lương tiền công trả cho người lao động phát sinh trực tiếp từ hoạt động sản xuất kinh doanh, có hóa đơn chứng từ đầy đủ theo đúng quy định của pháp luật được tính vào chi phí khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp (trừ một số trường hợp đặc biệt nêu trên).

– Tiền lương tiền công thử việc, tập nghề là chi phí phát sinh trực tiếp từ hoạt động sản xuất kinh doanh do doanh nghiệp sử dụng các lao động này vào các bộ phận sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ và quản lý, bán hàng, và có trả lương cho họ

– Tiền lương thử việc, tập nghề có bản chất tiền lương và phù hợp với định nghĩa Tiền lương theo Điều 90 Bộ luật lao động: Tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận.

Khái niệm tiền lương còn được sử dụng trong Điều 28 Bộ luật lao động về tiền lương trong .Điều 61 Bộ luật lao động: Học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động: Trong thời gian học nghề, tập nghề, nếu người học nghề, tập nghề trực tiếp hoặc tham gia lao động làm ra sản phẩm hợp quy cách, thì được người sử dụng lao động trả lương theo mức do hai bên thoả thuận.

Như vậy, trong bộ luật lao động thông nhất sử dụng khái niệm tiền lương, tiền công là khoản chi phí trả cho công nhân viên công ty (có hợp đồng lao động) và công nhân viên khác ( hợp đồng thử việc, học việc, tập nghề).

Từ những cơ sở trên có thể kết luận chi phí hợp đồng học nghề, tập nghề, thử việc có trả lương được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN nếu có đầy đủ hóa đơn chứng từ theo quy định:

– Hợp đồng thử việc không bắt buộc lập thành văn bản (Điều 26 Bộ luật lao động);

– Hợp đồng đào tạo nghề đối với trường hợp học nghề, tập nghề bắt buộc phải lập thành văn bản (Điều 61 Bộ luật lao động);

– Chứng từ chi tiền mặt;

– Bảng chấm công.

II.Chi phí trả cho của cộng tác viên

Do không được quy định trong bộ luật lao động nên việc tính hay không tính chi phí cần xem xét một số trường hợp.

1. Hạch toán chi phí theo nguyên tắc kế toán

– Chi phí cho cộng tác viên là chi phí phát sinh trực tiếp từ hoạt động sản xuất kinh doanh nên được hạch toán để tính giá thành, xác định kết quả kinh doanh

Đối với hợp đồng cộng tác viên cần phân ra 2 trường hợp:

+ Kí hợp đồng cộng tác viên để cung cấp cho công ty các dịch vụ: Môi giới kinh doanh, gia công sản phẩm,…Bản chất mối quan hệ này không phải quan hệ lao động mà là quan hệ đối tác, một bên cung cấp dịch vụ và hưởng tiền công, hoa hồng – Công ty trả tiền trên kết quả mà người này đạt được: sản phẩm, dịch vụ, … Tiền công, thù lao, hoa hồng trả cho đối tượng này là tiền phải trả cho người bán. Chi phí tiền công, tiền thù lao, tiền hoa hồng trả cho đối tượng này được tính vào chi phí ở các bộ phận tương ứng: bán hàng, sản xuất, quản lý doanh nghiệp,…

 + Kí hợp đồng cộng tác viên để thực hiện công việc lao động tại công ty. Hợp đồng này có bản chất của hợp đồng lao động theo công việc, hợp đồng thời vụ hoặc hợp đồng lao động không trọn thời gian (Người lao động làm việc không trọn thời gian là người lao động có ngắn hơn so với thời gian làm việc bình thường theo ngày hoặc theo tuần – Điều 34. bộ luật lao động). Tiền lương cho các đối tượng này là tiền lương, tiền công phải trả cho người lao động – doanh nghiệp trả tiền cho sức lao động của người lao động căn cứ vào thời gian làm việc. Chi phí tiền lương tiền công sử dụng ở bộ phận nào thì được xác định vào bộ phận tương ứng.

Như vậy, theo nguyên tắc kế toán, mọi khoản chi phí phát sinh trực tiếp đến hợp đồng cộng tác viên đều phải được hạch toán kế toán.

2. Chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN

– Thứ nhất chi phí phát sinh từ hợp đồng cộng tác viên là chi phí trực tiếp cho hoạt động sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ của công ty.

– Thứ hai chi phí này nếu đáp ứng được các điều kiện về hóa đơn chứng từ: Hợp đồng cộng tác viên; Thanh lý hợp đồng hoặc giấy xác nhận cung cấp hoạt động cung cấp dịch vụ; giấy xác nhận kết thúc hoạt động cung cấp dịch vụ; / bảng chấm công; Đề nghị thanh toán, phiếu chi, phiếu thu (trong trường hợp khấu trừ thuế trước khi trả thu nhập)

-Thứ ba không thuộc trường hợp chi phí không được trừ quy định tại khoản 2 Điều 6.

Trân trọng./.

BỘ PHẬN TÀI CHÍNH/KẾ TOÁN

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *