Cách tính bảo hiểm xã hội theo quy định hiện nay ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Chào luật sư, Mong luật sư tư vấn cách tính và tính giúp em bảo hiểm xã hội này em được hưởng bao nhiêu ạ. Em đóng mức bảo hiểm như sau ạ tháng 8 và tháng 8/2011 mức đóng bảo hiểm là 1. 562.000 đồng.

Tháng 10/2011 đến tháng 12/2012 mức đóng bảo hiểm là 1.993.600 Tháng 1/2013 đến tháng 12/2013 mức đóng bảo hiểm là 2. 352.000 tháng 1/2014 đến tháng 2/2014 mức đóng bảo hiểm là 2.688. 000 Tháng 3/2014 đến tháng 12/2014 mức đóng bảo hiểm là 2.770. 000 Tháng 1/2015 đến tháng 3/2015 mức đóng bảo hiểm là 3.160.000 Tháng 4 đến tháng 9/2015 nghỉ thai sản tháng 10/2015 đến tháng12/2015 mức đóng bảo hiểm là 3.160.000 Tháng 1/2016 đến tháng 12/2016 mức đóng bảo hiểm là 3.560.000 Tháng 1/2017 đến tháng 4/2017 mức đóng bảo hiểm là 3.810.000. Mong luật sư tính giúp e ạ. Vì sắp đến thời hạn e đi làm bảo hiểm xã hội ?

Rất cảm ơn luật sư ạ.

Người gửi : Cù Hương Thảo

 

Luật sư trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Xin giấy phép. Sau khi được các Luật sư nghiên cứu, Chúng tôi xin đưa ra ý kiến tư vấn như sau:

1. Căn cứ pháp lý

;

2. Nội dung tư vấn

2.1. Xác định tiền lương đóng bảo hiểm xã hội

Đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dung lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về lao động.

Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động.

Như vậy, mức tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bao gồm; mức lương; phục cấp lương và các khoản bổ sung khác.

Và theo quy định, hàng tháng, người lao động sẽ đóng 10,5% tiền lương vào quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp. Dựa trên mức đóng của bạn, thì tiền lương của bạn cụ thể như sau:

Tiền lương tháng 8/2011: 14.876.190,5 đồng

Tháng 10/2011 đến tháng 12/2012: 18.986.666,7 đồng

Tháng 1/2013 đến tháng 12/2013: 22.400.000 đồng

Tháng 1/2014 đến tháng 2/2014: 25.600.000 đồng

Tháng 3/2014 đến tháng 12/2014: 26.380.952,4 đồng

Tháng 1/2015 đến tháng 3/2015: 30.095.238,1 đồng

Tháng 10/2015 đến tháng12/2015: 30.095.238,1 đồng

Tháng 1/2016 đến tháng 12/2016: 33.904.716,9 đồng

Tháng 1/2017 đến tháng 4/2017: 36.285.714,3 đồng

Tháng 4 đến tháng 9/2015: Nghỉ thai sản

Căn cứ Điểm 1.8 Khoản 1 Điều 38 Quyết định 959/QĐ-BHXH còn quy định thêm về việc đóng bảo hiểm xã hội trong thời gian này như sau:

“Điều 38. Quản lý đổi tượng thu

1. Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN

1.8 Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thoe quy định của pháp luật về BHXH thì đơn vị và người lao động không phải đóng BHXH, BHTTN, thời gian này vẫn được tính là thời gian tham gia BHXH, không được tính là thời gian đóng BHTN; phải đóng BHYT do cơ qan BHXH đóng”.

Tuy nhiêm, theo hướng dẫn tại điểm b khoản 2 Điều 12 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH có quy định cụ thể:

“2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội quy định tại khoản 2 Điều 39 của Luật bảo hiểm xã hội được hướng dẫn như sau:

b) Thời gian hưởng chế độ thai sản của người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi quy định tại khoản 4 Điều 31 của Luật bảo hiểm xã hội không được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội”

Do đó, nếu bạn nghỉ thai sản mà vẫn là người lao động của công ty thì thời gian này được tính là tham gia bảo hiểm xã hội. Nếu bạn nghỉ việc trước khi sinh hoặc nghỉ việc khi đang hưởng chế độ thì thời gian nghỉ thai sản trước khi chấm dứt hợp đồng lao động được tính là thời gian tham gia bảo hiểm xã hội còn thời gian hưởng chế độ sau khi sinh sẽ không được cộng vào thời gian tham gia bảo hiểm.

Về mức hưởng trong thời gian bạn nghỉ thai sản:

Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 39 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định:

“Điều 39. Mức hưởng chế độ thai sản

1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của Luật này thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:

a) Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm chưa được 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 334, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội”.

Cụ thể cách tính được quy định tại Khoản 1 Điều 12 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH như sau:

“Điều 12. Mức hưởng chế thai sản

1. Mức hưởng chế độ thai sản được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 39 của Luật bảo hiểm xã hội và được hướng dẫn cụ thể như sau:

a)Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội làm cơ sở tính hưởng chế độ thai sản là mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề gần nhất trước khi nghỉ việc. Nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội không liên tục thì được cộng dồn.

Trường hợp lao động nữ đi làm cho đến thời điểm sinh con mà tháng sinh con hoặc nhận nuôi con con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi thì mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hộ của 6 tháng trước khi nghỉ việc, bao gồm cả tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi”.

Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính chế đội thai sản được tính như sau:

Nếu tháng sinh đóng bảo hiểm xã hội thì mức bình quân tiền lương bao gồm cả tháng sinh con được tính dựa vào tiền lương từ tháng 11/2014 đến tháng 4/2015. Mức tiền lương bình quân của bạn là 28.857.142,7 đồng. Mức đóng BHXH là 3.029.999,98 đồng.

Nếu tháng sinh con không đóng bảo hiểm xã hội thì mức bình quân tiền lương được tính dựa trên 6 tháng cuối liền kề, tức là từ tháng 10/2014 đến tháng 3/2015. Mức tiền lương bình quân của bạn là 30.095.236 đồng. Mức đóng BHXH là 3.159.999,78 đồng.

2.2. Điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần

Khoản 1 Điều 8 Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định:

“1. Người lao động quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 của Nghị định này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

b) Sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội”.

Nếu sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục đóng bảo hiểm thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần. Như vậy, bạn nghỉ việc bảo tháng 4/2017 thì tháng 4/2018 bạn mới có thể rút đượ BHXH một lần.

2.3. Cách một lần

Căn cứ khoản 2 Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội 2014:

“2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:

a) 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;

b) 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi”.

Bên cạnh đó, căn cứ theo khoản 4 Điều 19 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn về cách tính tháng lẻ:

“4. Khi tính mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần trong trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì từ tháng 01 đến tháng 06 tháng được tính là nửa năm, từ 07 tháng đến tháng 11 được tính là một năm.

Trường hợp tính đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2014 nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì những tháng lẻ đó được chuyển sang giai đoạn đóng bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2014 trở đi để làm căn cứ tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần”.

Mức hưởng sẽ tính dựa trên mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của tất cả các năm.

Dựa trên thời gian đóng bảo hiểm của bạn, mức hưởng bảo hiểm một lần được tính như sau:

Bạn đóng BHXH từ tháng 8 năm 2011 đến tháng 4 năm 2017, bạn đóng bảo hiểm được 6 năm 6 tháng, mỗi năm bạn sẽ nhận được 2 tháng mức bình quân tiền lương: 2 x 6,5=13 tháng

Mức bình quân tiền lương của bạn bằng bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.

Như vậy, tiền trợ cấp một lần bạn được hưởng sẽ khoảng 40 078 260,1818 đồng.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ gọi số:  để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Bảo hiểm xã hội –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *