Các chế độ phụ cấp cho giáo viên ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Thưa luật sư cho em hỏi: Giáo viên được hợp đồng dạy thay cho giáo viên đang nghĩ chế độ thai sản ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đăc biệt khó khăn thì ngoài tiền lương theo hệ số lương cơ bản có được tính hưởng các loại phụ cấp như: phụ cấp khu vực, phụ cấp thu hút, phụ cấp ưu đãi …? Em cảm ơn!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn pháp luật lao động chuyên trang www.luatminhkhue.vn

Kết quả hình ảnh cho lao dong

, gọi: 

 

Trả lời:

>&gt Xem thêm: 

Chào bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

 người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn

 điều của Nghị định số 116/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn

 chính về việc hướng dẫn thực hiện Quyết định số 244/2005/QĐ-TTg ngày 06/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập

2. Luật sư tư vấn:

Theo điều 1 Nghị định 116/2010/NĐ-CP quy định:

“Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

>&gt Xem thêm: 

1. Nghị định này quy định về phụ cấp thu hút, phụ cấp công tác lâu năm, một số trợ cấp và thanh toán tiền tàu xe đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang (quân đội nhân dân và công an nhân dân) công tác ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

2. Vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn quy định tại khoản 1 Điều này, bao gồm:

a) Huyện đảo Trường Sa, Hoàng Sa, DK1;

b) Các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ;

c) Các thôn, buôn, xóm, bản, làng, phum, sóc, ấp,… (gọi chung là thôn) đặc biệt khó khăn theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.”

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định này công tác ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, bao gồm:

1. Cán bộ, công chức, viên chức và người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động, kể cả người tập sự, thử việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội từ Trung ương đến xã, phường, thị trấn;

2. Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan chuyên môn kỹ thuật và người hưởng lương từ ngân sách nhà nước, kể cả người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong quân đội nhân dân và công an nhân dân;

3. Các đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này công tác ở các xã không thuộc diện đặc biệt khó khăn thuộc các huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/ ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ được áp dụng chính sách quy định tại Nghị định này.

>&gt Xem thêm: 

Đối tượng quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này bao gồm người đang công tác và người đến công tác ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn sau ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.

Điều 4 Nghị định số 116/2010/NĐ-CP về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn có quy định về phụ cấp thu hút như sau:

“1. Đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này được hưởng phụ cấp thu hút bằng 70% tiền lương tháng hiện hưởng, bao gồm: mức lương chức vụ, ngạch, bậc hoặc cấp hàm và phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung, nếu có.

2. Thời gian hưởng phụ cấp thu hút là thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn và không quá 5 năm. Thời điểm tính hưởng phụ cấp thu hút được quy định như sau:

a) Nếu đang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thì được tính hưởng phụ cấp thu hút kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành;

b) Nếu đến công tác sau ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì được tính hưởng phụ cấp thu hút kể từ ngày có quyết định của cơ quan có thẩm quyền.”

Như vậy, bạn được hưởng phụ cấp thu hút. Theo điều 3 :

“Điều 3. Hướng dẫn về phụ cấp thu hút quy định tại Điều 4 Nghị định số 116/2010/NĐ-CP

1. Đối tượng, mức hưởng và thời gian hưởng phụ cấp thu hút thực hiện theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 116/2010/NĐ-CP.

2. Cách tính:

>&gt Xem thêm: 

Mức tiền phụ cấp thu hút được tính theo công thức sau:

Mức tiền phụ cấp thu hút

=

Mức lương tối thiểu chung

x

Hệ số lương theo chức vụ, ngạch, bậc hoặc cấp hàm hiện hưởng + hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) + % (quy theo hệ số) phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)

x

70%

3. Thời điểm tính hưởng phụ cấp thu hút như sau:

a) Trường hợp đến công tác ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn từ tháng 3 năm 2011 trở về trước và hiện nay còn đang công tác ở vùng đó thì được tính hưởng phụ cấp thu hút kể từ tháng 3 năm 2011.

>&gt Xem thêm: 

Ví dụ 1. Ông Nguyễn Văn A là công chức cấp xã, đã có thời gian công tác tại xã B thuộc vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn từ ngày 01 tháng 01 năm 2005 cho đến nay. Do đó, thời điểm tính hưởng phụ cấp thu hút của ông Nguyễn Văn A theo quy định tại Thông tư liên tịch này là kể từ tháng 3 năm 2011.

b) Trường hợp đến công tác ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn sau tháng 3 năm 2011 thì được tính hưởng phụ cấp thu hút kể từ tháng có quyết định tiếp nhận của cơ quan có thẩm quyền.

Ví dụ 2: Bà Vũ Thị C được cơ quan có thẩm quyền điều động, bố trí làm công chức tại xã D thuộc vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn kể từ ngày 10 tháng 7 năm 2011. Do đó, thời điểm tính hưởng phụ cấp thu hút của bà Vũ Thị C theo quy định tại Thông tư liên tịch này là kể từ tháng 7 năm 2011.”

Về phụ cấp khu vực:

Theo quy định tại mục I Thông tư số: 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT quy định phạm vi và đối tượng áp dụng phụ cấp khu vực:

“1. Cán bộ, công chức (kể cả công chức dự bị), viên chức, những người đang trong thời gian tập sự, thử việc và lao động hợp đồng đã được xếp lương theo bảng lương do nhà nước quy định làm việc trong các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước được cấp có thẩm quyền quyết định thành lập.

2. Cán bộ chuyên trách và công chức ở xã, phường, thị trấn.

3. Cán bộ, công chức, viên chức thuộc biên chế nhà nước và hưởng lương theo bảng lương do Nhà nước quy định được cử đến làm việc tại các hội, các tổ chức phi Chính phủ, các dự án và các cơ quan, tổ chức quốc tế đặt tại Việt Nam.”

Nếu bạn thuộc các đối tượng trên thì bạn được hưởng phụ cấp

Tại Khoản 1 Mục II của Thông tư Thông tư số: 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT hướng dẫn về việc thực hiện chế độ phụ cấp khu vực hướng dẫn cách xác định phụ cấp khu vực như sau:

>&gt Xem thêm: 

* Nguyên tắc xác định phụ cấp khu vực: Các yếu tố xác định phụ cấp khu vực:

– Yếu tố địa lý tự nhiên như: khí hậu xấu, thể hiện ở mức độ khắc nghiệt về nhiệt độ, độ ẩm, độ cao, áp suất không khí, tốc độ gió,… cao hơn hoặc thấp hơn so với bình thường, làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người;

– Xa xôi, hẻo lánh (mật độ dân cư thưa thớt, xa các trung tâm văn hóa, chính trị, kinh tế, xa đất liền…), đường xá, cầu cống, trường học, cơ sở y tế, dịch vụ thương mại thấp kém, đi lại khó khăn, ảnh hưởng đến đời sống vật chất và tinh thần của con người:

– Ngoài ra, khi xác định phụ cấp khu vực có thể xem xét bổ sung các yếu tố đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, sình lầy.

Phụ cấp khu vực được quy định chủ yếu theo địa giới hành chính xã, phường, thị trấn (gọi chung là xã). Các cơ quan, đơn vị, công ty nhà nước đóng trên địa bàn xã nào thì hưởng theo mức phụ cấp khu vực của xã đó. Một số trường hợp đặc biệt đóng xa dân hoặc giáp ranh với nhiều xã được xem xét để quy định mức phụ cấp khu vực riêng.

Khi các yếu tố dùng xác định phụ cấp khu vực hoặc địa bàn xã thay đổi (chia, nhập, thành lập mới…), phụ cấp khu vực được xác định hoặc điều chỉnh lại cho phù hợp.

Còn tại Khoản 2 Mục II Thông tư trên hướng dẫn mức phụ cấp khu vực như sau: Phụ cấp khu vực được quy định gồm 7 mức: 0,1; 0,2; 0,3; 0,4; 0,5; 0,7 và 1,0 so với mức lương tối thiểu chung; mức 1,0 chỉ áp dụng đối với những hải đảo đặc biệt khó khăn, gian khổ như quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa.

Mức tiền phụ cấp khu vực được tính theo công thức sau:

Mức tiền phụ cấp khu vực = Hệ số phụ cấp khu vực x Mức lương tối thiểu chung

Về phụ cấp ưu đãi:

>&gt Xem thêm: 

Mục 1 Thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện Quyết định số 244/2005/QĐ-TTg ngày 06/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập quy định về phạm vi, đối tượng và điều kiện áp dụng chế độ phụ cấp ưu đãi như sau:

“1. Phạm vi và đối tượng áp dụng

a) Nhà giáo (kể cả những người trong thời gian thử việc, hợp đồng) thuộc biên chế trả lương, đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và các trường, trung tâm, học viện thuộc cơ quan nhà nước, Đảng, tổ chức chính trị – xã hội (sau đây gọi tắt là cơ sở giáo dục công lập) được nhà nước cấp kinh phí hoạt động (bao gồm nguồn thu từ ngân sách nhà nước cấp và các nguồn thu sự nghiệp theo quy định của pháp luật);

b) Nhà giáo (kể cả những người trong thời gian thử việc, hợp đồng) thuộc biên chế trả lương của các cơ sở giáo dục công lập làm nhiệm vụ tổng phụ trách đội, hướng dẫn thực hành tại các xưởng trường, trạm, trại, phòng thí nghiệm;

c) Cán bộ quản lý thuộc biên chế trả lương của các cơ sở giáo dục công lập, trực tiếp giảng dạy đủ số giờ theo quy định của cấp có thẩm quyền.

2. Điều kiện áp dụng

a) Đối tượng quy định tại khoản 1 mục này đã được chuyển, xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (sau đây gọi tắt là Nghị định số 204/2004/NĐ-CP) vào các ngạch viên chức ngành giáo dục và đào tạo (các ngạch có 2 chữ số đầu của mã số ngạch là 15) thì được hưởng phụ cấp ưu đãi. Riêng đối tượng quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 mục này không nhất thiết phải xếp vào các ngạch viên chức thuộc ngành giáo dục và đào tạo;

b) Đối tượng quy định tại khoản 1 mục này không được tính hưởng phụ cấp ưu đãi trong các thời gian sau:

– Thời gian đi công tác, làm việc, học tập ở nước ngoài hưởng 40% tiền lương theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Nghị định số 204/2004/NĐ-CP;

– Thời gian đi công tác, học tập ở trong nước không tham gia giảng dạy liên tục trên 3 tháng;

– Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên;

– Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn theo quy định của Điều lệ bảo hiểm xã hội hiện hành;

– Thời gian bị đình chỉ giảng dạy.”

Như vậy, nếu bạn thuộc các trường hợp trên thì được hưởng phụ cấp ưu đãi.

Tham khảo bài viết liên quan:

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với  hoặc liên hệ văn phòng  để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

>&gt Xem thêm: 

Bộ phận Luật sư Tư vấn Pháp luật Lao động –  

>&gt Xem thêm: 

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *