Bị sa thải có được hưởng trợ cấp thất nghiệp hay không ? Tư vấn thủ tục sa thải

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

xin giấy phép, xin tư vấn và hỗ trợ khách hàng về các trường hợp được và không được hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định của pháp luật hiện hành như sau:

Mục lục bài viết

1. Bị sa thải có được hưởng bảo hiểm thất nghiệp hay không ?

Thưa luật sư, xin hỏi: Khi bị công ty sa thải thì có đăng ký hưởng bảo hiểm thất nghiệp được không ? Cảm ơn!

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi thắc mắc đến công ty Xin giấy phép, căn cứ vào thông tin bạn cung cấp xin tư vấn với bạn như sau:

Thứ nhất về điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp được quy định trong như sau:

” Điều 49. Điều kiện hưởng

Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:

a) Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;

b) Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;

2. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này;

3. Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này;

4. Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:

a) Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;

b) Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;

c) Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

d) Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;

đ) Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;

e) Chết.”

Theo đó người lao động sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu đáp ứng được tất cả các điều kiện trên, có một số vấn đề cần lưu ý trong vấn đề điều kiện này như sau:

– Trường hợp người lao động bị sai thải thì vẫn được hưởng trợ cấp thai sán nếu đáp ứng được điều kiện về thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp và chưa tìm được việc làm trong thời hạn 15 ngày.

– Khi xét thấy đủ điều kiện để được hưởng trợ cấp thất nghiệp thì người lao động phải thực hiện hồ sơ thủ tục với cơ quan bảo hiểm xã hội trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày có quyết định chấm dứt hợp đồng lao động.

Thứ hai về Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp thì được quy định như sau:

” Điều 50. Mức, thời gian, thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp

1. Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

2. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.

3. Thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày thứ 16, kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này.”

Theo đó về thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp thì đối với người đóng bảo hiểm thất nghiệp từ 12 tháng đến 36 tháng thì được hưởng 3 tháng trợ cấp thất nghiệp, mức hưởng mỗi tháng là bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp. Sau đó cứ đóng thêm 12 tháng bảo hiểm thì được hưởng thêm 1 tháng nữa

Thứ ba về thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp

– Hồ sơ xin hưởng trợ cấp thất nghiệp bao gồm:

+ Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp

+ Bản chính hoặc bản sao một trong các giấy tờ sau:

a) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theohợp đồng lao động;

b) Quyết định thôi việc;

c) Quyết định sa thải;

d) Quyết định kỷ luật buộc thôi việc;

đ) Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

+ Sổ bảo hiểm xã hội.

– Nơi nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp: Người lao động sẽ nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc tại địa phương mà người lao động muốn nhận trợ cấp thất nghiệp.

Thứ tư về thời hạn giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp

– Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của người lao động thì trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm xem xét, trình giám đốc sở lao động thương binh và xã hội chi trả trợ cấp cho người lao động

– Sau khi nhận được quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp thì tổ chức bảo hiểm xã hội phải chi trả trợ cấp cho người lao động trong thời hạn 5 ngày làm việc

– Từ tháng thứ hai trở đi thì phải chi trả trợ cấp cho người lao động trong thời hạn 5 ngày làm việc, tình từ thời điểm ngày thứ 07 của tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp đó nếu không nhận được quyết định tạm dừng hoặc chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp đối với người lao động. Trường hợp thời điểm ngày thứ 07 nêu trên là ngày nghỉ thì thời hạn chi trả trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày làm việc tiếp theo.

Thưa luật sư, Tôi sinh ngày 04/11/1962 hiện là công nhân viên trường THCS Long Hòa Cần Giờ hợp đồng từ tháng 09/1994 đến tuổi nghỉ hưu tôi làm việc được 23 năm. Nếu tôi xin nghỉ trước tuổi nghỉ hưu vào tháng 9/2017 như vậy tôi hưởng được chế độ nghỉ việc như thế nào và có nhận được lương thất nghiệp không xin chân thành cảm ơn.

>> Bác sinh ngày 4/11/1962 thì nếu bác là nữ giới thì đến ngày 4/11/2017 thì bác sẽ đủ tuổi hưởng lương hưu. Trường hợp bác nghỉ việc trước khi đủ điều kiện hưởng lương mà không thuộc vào một trong các trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật thì bác sẽ đủ điều kiện để được hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Trong đó đối với thời gian bác làm việc từ năm 2009 trở về trước mà công ty không tham gia bảo hiểm thất nghiệp cho bác thì công ty phải tiến hành chi trả trợ cấp thôi việc cho bác theo quy định của Bộ luật lao động 2012, mỗi năm làm việc bác sẽ được hưởng nửa tháng tiền lương, Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc.

Thưa luật sư, cháu công tác từ tháng 5 năm 2008 đến nay tháng11 2016 cháu muốn xin nghỉ việc thì được hưởng những chế độ bhxh và bảo hiểm thất nghiệp như thế nào ạ xin luật sư tư vấn giúp ạ

>> Trường hợp này bạn cần xem xét mình đóng bảo hiểm thất nghiệp được bao nhiêu tháng, nếu bên bạn bắt đầu đóng bảo hiểm thất nghiệp từ ngày 1/1/2009 đến hết tháng 11/2016, thì bạn sẽ đóng bảo hiểm được 7 năm 11 tháng. Như vậy bạn sẽ được hưởng 7 tháng trợ cấp thất nghiệp. Còn thời gian từ tháng 5 năm 2008 đến hết tháng 12 năm 2008 mà công ty không tham gia bảo hiểm thất nghiệp cho bạn thì công ty sẽ phải chi trả trợ cấp thôi việc cho bạn.

Thưa luật sư, Có quyết định chấm dứt hợp đồng lao động, lý do là nghỉ tự do có ảnh hưởng đến trợ cập bảo hiểm thất nghiệp không ?

>> Nếu bạn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì bạn sẽ không được hưởng trợ cấp thất nghiệp.

THưa luật sư, Tôi tham gia BHXH từ 03/2008 đến nay. Đến tháng 05/2017 tôi sẽ đi định cư ở nước ngoài. Tôi đã xin nghỉ việc và được duyệt cho nghỉ việc từ 01/04/2017. Như vậy tôi có được hưởng trợ cấp thất nghiệp 1 lần và rút BHXH 1 lần hay không. Tôi phải chuẩn bị hồ sơ như thế nào. Rất mong Xin giấy phép hướng dẫn giúp. Xin chân thành cảm ơn !

Thứ nhất về trợ cấp thất nghiệp

Hiện tại theo quy định của luật việc làm và các văn bản hướng dẫn thi hành về trợ cấp thất nghiệp thì không có trường hợp nào người lao động được chi trả trợ cấp thất nghiệp một lần nữa.

Thứ hai về bảo hiểm xã hội một lần

Bảo hiểm xã hội một lần được chi trả cho người lao động trong các trường hợp sau:

” Điều 8, Bảo hiểm xã hội một lần

1. Người lao động quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 của Nghị định này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các Khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại Khoản 3 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;

b) Sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội;

c) Ra nước ngoài để định cư;

d) Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;”

Theo đó nếu bạn ra nước ngoài thì bạn được hưởng bảo hiểm xã hội một lần.

Hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội một lần bao gồm:

– Sổ bảo hiểm xã hội.

– Đơn đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần của người lao động.

– Đối với người ra nước ngoài để định cư phải nộp thêm bản sao giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc thôi quốc tịch Việt Nam hoặc bản dịch tiếng Việt được chứng thực hoặc công chứng một trong các giấy tờ sau đây:

a) Hộ chiếu do nước ngoài cấp;

b) Thị thực của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp có xác nhận việc cho phép nhập cảnh với lý do định cư ở nước ngoài;

c) Giấy tờ xác nhận về việc đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài; giấy tờ xác nhận hoặc thẻ thường trú, cư trú có thời hạn từ 05 năm trở lên của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp.ư

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép. Rất mong nhận được sự hợp tác!

2. Cách “lách” luật để sa thải người lao động ?

Hiện nay, tình trạng người lao động (NLĐ) bị sa thải trái luật đang ngày một gia tăng theo chiều hướng phức tạp. Các đơn vị sử dụng người lao động thì luôn ngụy biện, đưa ra 1001 lý do để buộc NLĐ thôi việc…

Sa thải vì… dôi dư nhân sự

Ngày 29.4.2004, chị Lê Minh Nguyệt được văn phòng đại diện đóng tại Hà Nội của công ty Anh quốc có tên The Crown Agents for Oversea Government and Administrations limited UK tuyển dụng vào làm việc với chức vụ quản lý dự án. Sau 2 tháng thử việc, ngày 29.6.2004 văn phòng nói trên chính thức nhận chị vào làm việc với vị trí quản lý. Ngày 16.11.2004, văn phòng yêu cầu chị ký hợp đồng lao động (HĐLĐ) không xác định thời hạn theo mẫu của công ty với chức danh giám đốc dự án cấp 7 và ngày 22.11.2005 chị Nguyệt ký tiếp HĐLĐ không xác định thời hạn với mức lương và phụ cấp là 1.861,5 USD/tháng. Theo chị Nguyệt thì trong thời gian 3 năm làm việc tại công ty, chị Nguyệt làm tốt công việc của mình và hằng năm được nhận thư khen thưởng và quyết định tăng lương của công ty. Mức lương đến khi chị Nguyệt bị buộc nghỉ việc là 2.001,11 USD/tháng. Lý do mà phía văn phòng đưa ra để buộc thôi việc chị Nguyệt…là do dư thừa LĐ. Như vậy, do thay đổi cơ cấu (từ việc hợp nhất 2 dự án mà Cty đang thực hiện) nên chị Nguyệt đã bị mất việc làm. Quá bất bình trước việc bị sa thải một cách vô lý, chị Nguyệt đã làm đơn kiện ra Toà. Nhưng phải đến phiên toà phúc thẩm ngày 11.7.2008 chị Nguyệt mới đòi lại được công lý. HĐXX TAND Hà Nội cho rằng Văn phòng đại diện tại Hà Nội của Cty The Crow Agents không hề thay đổi cơ cấu dẫn đến dôi dư NLĐ mà chỉ thay đổi người quản lý, tức là thay người này để nhận người khác vào làm ở vị trí đó. Vì vậy, HĐXX yêu cầu văn phòng tại Hà Nội phải đền bù những thiệt hại vật chất sau khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động và phải nhận chị Nguyệt trở lại làm việc. Nhưng điều chị Nguyệt lo lắng nhất hiện nay vẫn là vấn đề thi hành bản án. Phía Cty luôn tìm cách né tránh trả tiền bồi thường cho chị Nguyệt theo quyết định của Toà phúc thẩm. Hiện, chị Nguyệt cũng đã trở lại Cty làm việc nhưng việc này còn khó khăn hơn rất nhiều so với những gì chị tưởng tượng vì luôn gặp phải những áp lực về tâm lý (!?)

>>

Do…không hoàn thành công việc?

Theo đơn phản ánh của chị Nguyễn Thị Nhật Tân (nguyên nhân viên hành chính của Cty cổ phần chứng khoán Biển Việt) thì chị được ký HĐLĐ không xác định thời hạn số 071107 với Cty CK Biển Việt ngày 1.11.2007, với chức danh và nhiệm vụ là nhân viên lễ tân. Sau một thời gian làm việc, chị luôn hoàn thành các công việc được giao, do vậy lãnh đạo Cty tín nhiệm giao thêm một số công việc thuộc lĩnh vực hành chính nhân sự. Với số lượng công việc nhiều hơn, nhưng chị Tân vẫn luôn hoàn thành tốt, nên ngày 25.1.2008, chị đã được ông Vũ Đức Nghĩa – GĐ điều hành Cty – ký quyết định tăng lương từ 2.200.000 đồng /tháng lên 3.000.000 đồng /tháng, cộng với khoản phụ cấp 150.000 đồng /tháng. Nhưng không hiểu vì lý do gì, ngày 23.4.2008, Cty họp hội đồng kỷ luật để xem xét kỷ luật chị vì “liên tục không hoàn thành trách nhiệm được giao” và đã ra quyết định sa thải chị cũng với lý do trên (!). Tuy nhiên, khi được hỏi người phụ trách của Cty không đưa ra được bất kỳ dẫn chứng cụ thể nào.

Nhận thấy việc sa thải NLĐ trái với các quy định của pháp luật LĐ, ngày 12.5.2008, Cty CK Biển Việt thu hồi quyết định số 509/QĐ-GĐ với lý do để xem xét kỷ luật lại. Ngày 23.5, Cty lại tiến hành họp xét kỷ luật chị Tân và cũng không hề có mặt đương sự cùng những người liên quan khiến chị Tân vô cùng bức xúc. Trước sự việc này, chị Tân đã làm đơn yêu cầu Cty phải huỷ bỏ quyết định kỷ luật trái với quy định của pháp luật LĐ; bồi thường thiệt hại trong những ngày mất việc của chị theo đúng quy định của Luật Lao động. Nhưng hiện vấn đề này chưa được phía Cty xem xét.

Luật sư Phan Thị Hương Thủy, Văn phòng Luật sư Hoàng Long cho biết: Vụ việc xảy ra với NLĐ như trên đang diễn ra ngày càng nhiều vì sau một thời gian NLĐ cống hiến, ổn định công việc của đơn vị là chủ sử dụng LĐ tìm mọi cách đẩy họ ra để thay bằng người của mình. Lý do thường được đưa ra là thay đổi cơ cấu, thu nhỏ sản xuất… Trước tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay, tình trạng sa thải NLĐ trái luật diễn ra ngày càng phổ biến. Nhất là vào dịp cuối năm, nhiều doanh nghiệp có xu hướng sa thải NLĐ để…né thưởng Tết. Theo luật sư Thủy, NLĐ trước hết phải hiểu luật để thực hiện tốt nghĩa vụ và bảo vệ mình, bên cạnh đó một số qui định trong Luật Lao động cần phải rõ ràng, hoàn thiện hơn nữa mới có thể hạn chế tình trạng NLĐ bị sa thải trái luật như hiện nay. VP Hoàng Long sẵn sàng tư vấn miễn phí cho người lao động khi họ gặp phải những trường hợp như trên, luật sư Thuỷ cho biết thêm.

>> Tham khảo dịch vụ luật sư:

3. Công ty có được quyền sa thải đối với lao động nữ đang mang thai không?

Thưa Luật Sư! Em vào làm việc cho Công Ty hiện tại bắt đầu từ 15/2/2016. Sau 2 tháng thử việc. Thì 01/05/2016 em được ký hợp đồng chính thức 1 năm đến 01/05/2017.Và hiện nay, khi biết em có thai gần 3 tháng. Công ty có ý định chấm dứt hợp đồng với em hoặc ép em bằng cách điều chuyển công tác ra hà nội (em đang làm ở HCM). Vậy nhờ luật sư tư vấn giúp em, trường hợp sau.

– Công ty có quyền sa thải em trong trường hợp mang thai hay không? Nếu bị sa thải em có được quyền kiện và được đền bù gì không? – Nếu công ty lấy cớ ép em chuyển công tác ra Hà Nội thì đúng không? Em phải làm gì để bảo vệ mình?

– Em ký hợp đồng ngày 01/05/2016. Hiện nay, công ty em mới thanh toán lương cho nhân viên đến tháng 7. Có nghĩa là theo đúng hợp đồng công ty phải đóng cho em 3 tháng bảo hiểm. Nhưng hiện tại công ty chỉ đóng bảo hiểm cho em tháng 6 và tháng 7 thôi. Vậy nếu trường hợp công ty ép em. Em có thể kiện công ty để bảo vệ quyền lợi của người lao động không ạ? Và nếu vậy, em sẽ làm thủ tục gì?

Mong nhân được sự phản hồi sớm nhất từ Quý Công Ty ạ. Em xin chân thành cảm ơn.

Bị sa thải khi không theo định hướng của người hướng dẫn trong thời gian thử việc?

, Gọi:

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 39 thì những trường hợp người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động như sau:

“Điều 39. Trường hợp người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

1. Người lao động ốm đau hoặc bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đang điều trị, điều dưỡng theo quyết định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 38 của Bộ luật này.

2. Người lao động đang nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng và những trường hợp nghỉ khác được người sử dụng lao động đồng ý.

3. Lao động nữ quy định tại khoản 3 Điều 155 của Bộ luật này.

4. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.”

Khoản 3 Điều 155 Bộ luật lao động năm 2012 quy định:

“3. Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.”

Vây, công ty không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với bạn. Nếu công ty vẫn chấm dứt hợp đồng lao động với bạn thì việc chấm dứt đó là trái với quy định của pháp luật. Việc giải quyết tranh chấp lao động cá nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 201 Bộ luật lao động như sau:

“Điều 201. Trình tự, thủ tục hòa giải tranh chấp lao động cá nhân của hòa giải viên lao động

1. Tranh chấp lao động cá nhân phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu tòa án giải quyết, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:

a) Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc tranh chấp về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

b) Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;

c) Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;

d) Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế;

đ) Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.”

Vây, bạn có thể hoà giải thông qua hào giải viên, tuy nhiên thủ tục hoà giải không bắt buộc đối với trường hợp của bạn, bạn có thể gửi đơn khởi kiện đến toà án nơi công ty có trụ sở để giải quyết.

– Nơi làm việc để thực hiện công việc theo hợp đồng lao động theo Điều 30 Bộ luật lao đồng 2012 quy định:

“Điều 30. Thực hiện công việc theo hợp đồng lao động

Công việc theo hợp đồng lao động phải do người lao động đã giao kết hợp đồng thực hiện. Địa điểm làm việc được thực hiện theo hợp đồng lao động hoặc theo thỏa thuận khác giữa hai bên”.

Vậy, nếu bạn và công ty có thoả thuận trong hợp đồng hoặc thoả thuận riêng là công ty có thể điều chuyển nơi làm việc của bạn để phù hợp với tình hình công ty thì việc điều chuyển đó là hợp lý. Nếu không có thoả thuận thì nơi làm việc sẽ được thực hiện đúng theo quy định trong hợp đồng lao động, công ty ép bạn làm việc tại nơi khác là trái với quy định của Bộ luật lao động. Nếu bạn không đồng ý với quyết định này thì có thể làm đơn tố cáo gửi đến sở lao động- thường binh và xã hội để cơ quan có thầm quyền xử phạt về việc thực hiện không đúng hợp đồng lao động.

– Từ quy định tại Điều 201 nếu trên thì những tranh chấp liên quan đến bảo hiểm xã hội, bảo hiểm ý tế thì không phải thông qua thủ tục hoà giải, bạn có thể làm đơn khởi kiện đến toà án nhân dân. Nội dung đơn khởi kiện theo quy định của bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 như sau:

“4. Đơn khởi kiện phải có các nội dung chính sau đây:

a) Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;

b) Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện;

c) Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người khởi kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).

Trường hợp các bên thỏa thuận địa chỉ để Tòa án liên hệ thì ghi rõ địa chỉ đó;

d) Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có);

đ) Tên, nơi cư trú, làm việc của người bị kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người bị kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có). Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người bị kiện thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người bị kiện;

e) Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).

Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;

g) Quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm; những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;

h) Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có);

i) Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.”

Vậy đơn khởi kiện bạn phải gửi đến toá án nhân dân cấp Huyện nơi có trụ sở của bị đơn, kèm theo đơn khởi kiện phải có tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp củabạn bị xâm phạm.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận: hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép. Rất mong nhận được sự hợp tác!

4. Bị sa thải trong thời gian thử việc có đúng luật không ?

Thưa luật sư, Tôi đang trong thời gian thử việc, còn nửa tháng nữa là đủ 2 tháng, trong thời gian đó tôi luôn hoàn thành tốt chỉ tiêu vượt 100% target, tuy nhiên tôi bị sa thải, người hướng dẫn của tôi ( trưởng bộ phận quản lý chất lượng cuộc gọi) có yêu cầu và gửi mail cho tôi chấm dứt công việc mà không có bất kì công văn nào. Có cc mail cho trưởng bộ phận kinh doanh và truởng phòng nhân sự, xin hỏi nếu lý do sa thải đưa ra là tôi không theo định hướng của người hướng dẫn thì có đúng quy định pháp luật không ạ ?

Tôi xin chân thành cảm ơn.

Luật sư tư vấn:

Việc chấm dứt hợp đồng thử việc được quy định tại Điều 29 Bộ luật lao động 2012, cụ thể như sau:

“Điều 29. Kết thúc thời gian thử việc

1. Khi việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.

2. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền huỷ bỏ thoả thuận thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thoả thuận.”

Như vậy, với lý do không theo định hướng của người hướng dẫn thì người sử dụng lao động của bạn có quyền chấm dứt thoả thuận thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc thực hiện đúng theo định hướng của người hướng dẫn là yêu cầu đặt ra khi hai bên thoả thuận thử việc.

Khi người sử dụng lao động chấm dứt hợp đồng lao động thì phải có trách nhiệm sau:

“Điều 47. Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động

1. Ít nhất 15 ngày trước ngày hợp đồng lao động xác định thời hạn hết hạn, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động biết thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động.

2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.

3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.

4. Trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản thì tiền lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các quyền lợi khác của người lao động theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết được ưu tiên thanh toán.”

Bạn có thể yêu cầu người sử dụng lao động thanh toán đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mình như tiền lương trong thời gian thử việc, tiền phụ cấp nếu có…

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi ngay tới số: để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Lao động –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *