Bản quyền tác giả (Copyright) là gì ? Lịch sử phát triển của bản quyền như thế nào ?

Vấn đề về lịch sử hình thành và phát triển của Luật bản quyền trên phạm vi toàn thế giới và các vụ tranh chấp bản quyền mang tính lịch sử sẽ được xin giấy phép giới thiệu và phân tích cụ thể các vấn đề pháp lý liên quan như sau:

Mục lục bài viết

1. Tổng quan về bản quyền tác giả (Copyright)

Bạn lang thang trên phố, mua 1 vài đĩa nhạc sẽ có nhan nhản từ Tây, Tàu rồi Ta….Chẳng có bản quyền. Vào một cửa hàng vi tính mua vài đĩa chương trình, họ sẽ đem cho ta rất nhiều loại từ lập trình C++, Pascal… hay hệ điều hành Window từ version cũ thậm chí Vista …. đến các bộ công cụ văn phòng như Ms Office, hay liên quan đến Multimedia như Winamp, JetAudio… Và còn có rất nhiều những sản phẩm khác được bán mà không được bảo hộ.

Theo các thống kê không chính thức thì việc vi phạm nhãn hiệu hàng hoá và bản quyền tác giả ở châu Á chiếm tỷ lệ rất cao thậm chí ngay trong lòng châu Âu và nước Mỹ nơi mà Luật bản quyền tác giả được thực thi rất nghiêm khắc. cũng đạt nức trên dưới 10%. Ở châu Á nói chung thì đều cao ở mức trên 30%, Trung Quốc sau khi tham gia WTO, thực hiện cam kết về bản quyền tác giả cũng có tỷ lệ lên đến 40%; Còn Việt nam thì ở mức 70%…..

Tham gia vào quá trình quốc tế hoá thì phải tuân thủ theo Luật bản quyền tác giả, vì khi đó “tác giả chính thức” sẽ có quyền khiếu kiện và với đầy đủ chứng cớ sẽ dẫn đến những rắc rối pháp lý.

Quyền tác giả hay tác quyền (tiếng Anh: copyright) là độc quyền của một tác giả cho tác phẩm của người này. Quyền tác giả được dùng để bảo vệ các sáng tạo tinh thần có tính chất văn hóa (cũng còn được gọi là tác phẩm) thí dụ như các bài viết về khoa học hay văn học, sáng tác nhạc, ghi âm, tranh vẽ, hình chụp, phim và các chương trình truyền thanh. Quyền này bảo vệ các quyền lợi cá nhân và lợi ích kinh tế của tác giả trong mối liên quan với tác phẩm này. Một phần người ta cũng nói đó là sở hữu trí tuệ (intellectual property) và vì thế là đặt việc bảo vệ sở hữu vật chất và sở hữu trí tuệ song đôi với nhau, thế nhưng khái niệm này đang được tranh cãi gay gắt. Quyền tác giả không cần phải đăng ký và thuộc về tác giả khi một tác phẩm được ghi giữ lại ít nhất là một lần trên một phương tiện lưu trữ. Quyền tác giả thông thường chỉ được công nhận khi sáng tạo này mới, có một phần công lao của tác giả và có thể chỉ ra được là có tính chất duy nhất.

Quyền tác giả được quy định khác nhau trong các nước trên thế giới.

>>

Lịch sử phát triển của quyền tác giả

Trong Thời kỳ Cổ đại và Thời kỳ Trung Cổ người ta chưa biết đến quyền cho một tác phẩm trí tuệ. Các quy định luật pháp chỉ có cho những vật mang tác phẩm trí tuệ, đặc biệt là về sở hữu. Thí dụ như là không được phép trộm cắp một quyển sách nhưng lại được phép chép lại từ quyển sách đó. Việc nhiều nghệ sĩ và tác giả cùng làm việc trong một đề tài là một trường hợp bình thường, cũng như việc các nhạc sĩ khác lấy hay thay đổi các bài hát và tác phẩm âm nhạc. Khi không muốn bài viết bị thay đổi tác giả chỉ còn có cách gắn một lời nguyền rủa vào quyển sách của mình như Eike von Repgow, tác giả của Sachsenspiegel, một quyển sách ghi chép lại các luật lệ đương thời, đã nguyền rủa những người giả mạo tác phẩm của ông sẽ bị bệnh hủi.

Cùng với phát minh in (khoảng 1440), các bản sao chép lại của một tác phẩm bắt đầu có thể được sản xuất ở số lượng lớn một cách dễ dàng hơn. Nhưng tác giả vẫn chưa có được “quyền tác giả” ở bên cạnh và còn phải vui mừng là chẳng những tác phẩm được in mà nhà in hay nhà xuất bản còn trả cho một số tiền cho bản viết tay. Thế rồi đi đến trường hợp là bản in đầu tiên bị các nhà in khác in lại. Việc này làm cho việc kinh doanh của nhà in đầu tiên khó khăn đi vì người này đã đầu tư lao động nhiều hơn và có thể cũng đã trả tiền cho tác giả, những người in lại tự nhiên là có thể mời chào sản phẩm của họ rẻ tiền hơn. Tác giả cũng có thể không bằng lòng với các bản in lại vì những bản in lại này thường được sản xuất ít kỹ lưỡng hơn: có lỗi hay thậm chí bài viết còn bị cố ý sửa đổi.

Vì thế, để chống lại tệ in lại, các nhà in đã xin các quyền lợi đặc biệt từ phía chính quyền, cấm in lại một tác phẩm ít nhất là trong một thời gian nhất định. Lợi ích của nhà in trùng với lợi ích của nhà cầm quyền vì những người này muốn có ảnh hưởng đến những tác phẩm được phát hành trong lãnh địa của họ. Đặc biệt là nước Pháp do có chế độ chuyên chế sớm nên đã thực hiện được điều này, ít thành công hơn là ở Đức. Tại Đức một số hầu tước còn cố tình không quan tâm đến việc các nhà xuất bản vi phạm các đặc quyền từ hoàng đế nhằm để giúp đỡ các nhà xuất bản này về kinh tế và để mang vào lãnh thổ văn học đang được ưa chuộng một cách rẻ tiền. Những ý tưởng của Phong trào Khai sáng phần lớn là đã được truyền bá bằng các bản in lậu.

Khi Thời kỳ Phục hưng bắt đầu, cá nhân con người trở nên quan trọng hơn và đặc quyền tác giả cũng được ban phát để thưởng cho những người sáng tạo ra tác phẩm của họ. Tại nước Đức thí dụ như là Albrecht Dürer (1511) đã được công nhận một đặc quyền như vậy. Nhưng việc bảo vệ này chỉ dành cho người sáng tạo như là một cá nhân (quyền cá nhân) và chưa mang lại cho tác giả một thu nhập nào. Giữa thế kỷ 16 các đặc quyền lãnh thổ được đưa ra, cấm in lại trong một vùng nhất định trong một thời gian nhất định.

Khi các nhà xuất bản bắt đầu trả tiền nhuận bút cho tác giả thì họ tin rằng cùng với việc này họ có được một độc quyền kinh doanh (thuyết về sở hữu của nhà xuất bản), ngay cả khi họ không có đặc quyền cho tác phẩm này. Vì thế mà việc in lại bị cấm khi các quyền từ tác giả được mua lại.

Mãi đến thế kỷ 18, lần đầu tiên mới có các lý thuyết về các quyền giống như sở hữu cho các lao động trí óc (và hiện tượng của sở hữu phi vật chất). Trong một bộ luật của nước Anh năm 1710, Statue of Anne, lần đầu tiên một độc quyền sao chép của tác giả được công nhận. Tác giả sau đó nhượng quyền này lại cho nhà xuất bản. Sau một thời gian được thỏa thuận trước tất cả các quyền lại thuộc về tác giả. Tác phẩm phải được ghi vào trong danh mục của nghiệp hội các nhà xuất bản và phải có thêm ghi chú copyright để được bảo vệ. Phương pháp này được đưa vào ứng dụng tại Mỹ vào năm 1795 (yêu cầu phải ghi vào danh mục được bãi bỏ tại Anh vào năm 1956 và tại Hoa Kỳ vào năm 1978). Ý tưởng về sở hữu trí tuệ phần lớn được giải thích bằng thuyết về quyền tự nhiên (tiếng Anh: natural law). Tại Pháp một Propriété littéraire et artistique (Sở hữu văn học và nghệ thuật) được đưa ra trong hai bộ luật vào năm 1791 và 1793. Tại nước Phổ một bảo vệ tương tự cũng được đưa ra vào năm 1837. Cũng vào năm 1837 Hội đồng liên bang của Liên minh Đức quyết định thời hạn bảo vệ từ khi tác phẩm ra đời là 10 năm, thời hạn này được kéo dài thành 30 năm sau khi tác giả qua đời (post mortem auctoris) vào năm 1845. Trong Liên minh Bắc Đức việc bảo vệ quyền tác giả được đưa ra vào năm 1857 và được Đế chế Đức thu nhập và tiếp tục mở rộng sau đó. Trong Đệ tam Đế chế các tác giả chỉ là “người được ủy thác trông nom tác phẩm” cho cộng đồng nhân dân.

Quyền tác giả tại Anh, Mỹ

Copyright là tên gọi của những vùng nói tiếng Anh (Anglo-America) cho quyền phi vật chất về các tác phẩm trí tuệ. Quyền này tương tự như quyền tác giả ở Đức nói riêng và châu Âu lục địa nói chung nhưng khác nhau ở nhiều điểm cơ bản. Ngay cách tiếp cận đã khác nhau: Trong khi quyền tác giả đặt tác giả như là người sáng tạo và các quan hệ tinh thần của tác giả đối với tác phẩm làm trung tâm thì Copyright nhấn mạnh đến phương diện kinh tế. Copyright trước nhất là dùng để bảo vệ các đầu tư về kinh tế. Chính từ nền tảng này mà luật của các vùng nói tiếng Anh và luật của châu Âu lục địa đã đi đến kết quả khác nhau cho nhiều vấn đề về luật pháp.

Trong Copyright của hệ thống luật lệ những vùng tiếng Anh, trái ngược với luật về quyền tác giả của châu Âu lục địa, các quyền sử dụng và quyết định về một tác phẩm thường không dành cho tác giả (thí dụ cho một nghệ sĩ) mà lại dành cho những người khai thác các quyền này về mặt kinh tế (thí dụ như nhà xuất bản). Tác giả chỉ giữ lại các quyền phủ quyết có giới hạn nhằm để ngăn cản việc lạm dụng của Copyright từ phía những người khác thác các quyền này.

Cho đến những năn gần đây Copyright tại Mỹ vẫn phải đăng ký một cách rõ ràng và chấm dứt 75 năm sau khi được ghi vào trong danh mục Copyright trung tâm. Hiện nay các tác phẩm mới tại Mỹ được bảo vệ cho đến 70 năm sau khi tác giả qua đời hay 95 năm dành cho các doanh nghiệp. Việc đăng ký Copyright tại “Library of Congress” không còn là cần thiết bắt buộc nữa nhưng vẫn được khuyên nhủ.

Ghi chú Copyright – ký hiệu © hay (c) – sau đó thường là người sở hữu quyền và năm, hay cũng được gọi là thông báo quyền tác giả có nguồn gốc từ luật Mỹ. Lý do là theo các luật lệ cũ của Mỹ thì có thể mất các quyền về một tác phẩm nếu như không có ghi chú Copyright. Sau khi Mỹ gia nhập Công ước Bern về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật vào năm 1989 thì ghi chú Copyright không cần thiết nữa nhưng vẫn có thể được đính kèm tùy theo ý muốn. Trong luật Đức quyền tác giả tự động có cùng với việc sáng tạo ra một tác phẩm.

Quyền tác giả tại Liên minh Châu Âu

Liên minh châu Âu đã đưa ra nhiều chỉ thị để thống nhất quyền tác giả trong toàn Liên minh châu Âu. Theo Chỉ thị phần mềm (91/259/EWG) ra đời vào năm 1991 thì các chương trình máy tính được bảo vệ như là các tác phẩm văn học theo ý nghĩa về quyền tác giả. Trong năm 1993, thông qua Chỉ thị về hòa hợp thời gian bảo vệ quyền tác giả và một số quyền bảo vệ có liên quan (còn gọi là Chỉ thị về thời gian bảo vệ), thời gian bảo vệ của các tác phẩm văn học và nghệ thuật được ấn định thống nhất là cho đến 70 năm sau khi tác giả qua đời. Các quyền lợi của những nhà nghệ thuật biểu diễn chấm dứt 50 năm sau khi biểu diễn.

Với Chỉ thị quyền tác giả của Liên minh châu Âu (Chỉ thị 2001/29/EG) các quy định luật pháp châu Âu về quyền tác giả được nâng lên cùng với thời đại số và các định ước quốc tế được thực hiện thông qua các hiệp định của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO).

Quyền tác giả tại Việt Nam

Quyền tác giả tại Việt Nam đã được ghi trong Luật dân sự Việt Nam (các điều từ 745 đến 779) và hiện đang được áp dụng. Trong đó, theo điều 760 thì được phép sử dụng các tác phẩm nếu tác phẩm không bị cấm sao chụp và việc sử dụng không nhằm mục đích kinh doanh và không ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường của tác phẩm, không xâm hại đến các quyền lợi khác của tác giả.

Phong trào chống đối

Bên cạnh những người tiêu dùng vì đã quen thuộc với các vi phạm về quyền tác giả trong các nơi trao đổi âm nhạc trong Internet nên đang tự nhận thấy bị hạn chế các quyền tự do bởi luật pháp ngày càng nghiêm ngặt hơn cũng có những tác giả mong muốn đưa các tác phẩm của họ cho cộng đồng sử dụng tự do.

Để thực hiện điều này đơn giản nhất là từ bỏ quyền tác giả. Nhưng điều này không phải là trong bất cứ một hệ thống luật pháp nào cũng có thể được và vẫn tiếp tục dẫn đến tình trạng là các phiên bản được cải biến không phải là tự động được tự do sử dụng vì tác giả của những sửa đổi này không bắt buộc phải từ bỏ quyền tác giả của họ. Một khả năng để tránh tình trạng này là không từ bỏ quyền tác giả mà thông qua một hợp đồng bản quyền công nhận các quyền sử dụng đơn giản cho tất cả mọi người. Trong đó, các cái gọi là bản quyền copyleft yêu cầu các phiên bản được biến đổi chỉ được phép phổ biến theo cùng các điều kiện tự do.

Đặc biệt đáng được nêu ra trong phạm vi phần mềm tự do là các bản quyền của dự án GNU, thí dụ như các bản quyền GPL cho các chương trình máy tính và GFDL cho sách giáo khoa và các quyển hướng dẫn. Dự án Creative Commons đưa ra những bản quyền khác được cho là phù hợp tốt hơn với các nhu cầu đặc biệt của nghệ sĩ, đặc biệt là những bản quyền này không bị giới hạn trong một loại tác phẩm nhất định nào. Một mặt đó là những bản quyền nội dung mở (open-content) bảo đảm các quyền tự do tương tự như các bản quyền của phần mềm tự do và về mặt khác là những bản quyền có nhiều hạn chế hơn.

Kết luận: Quyền tác giả là quyền đáng được trân trọng. Tuy nhiên tồn tại các khuynh hướng khác nhau trong quản lý bản quyền tác giả là việc đương nhiên. Chẳng hạn Nhà nước Việt nam đang lựa chọn trong việc áp dụng mã nguồn đóng hay mã nguồn mở.

Tuy nhiên với tư cách cá nhân, tôi vẫn biết làm thế nào để không mất tiền khi sử dụng “những thứ đó”. Xem điều 760.

Xin giấy phép (Tổng hợp)

2. Google đã buộc luật bản quyền phải thay đổi như thế nào ?

Tháng 12.2004, Google công bố một dự án mang tên Google Book, với tham vọng vươn tới thư viện của các trường đại học hàng đầu để scan và số hoá tất cả những tri thức chứa đựng trong những cuốn sách ở đó và đưa lên mạng.

Dự án này hứa hẹn sẽ làm cho mọi cuốn sách in được truy cập như là một website bình thường…

Đầu năm 2005, Google bắt đầu scan sách ở các thư viện, và đầu tháng 11.2005 công bố bản bêta của công cụ tìm kiếm sách ở books.google.com. Dự án tham vọng đến nỗi muốn đưa lên cả thư viện đã mất ở Alexandria và thư viện Babel của Jorge Luis Borges. Khi nghe về dự án này, một thủ thư đã nói với phóng viên New York Times: “Thế giới của chúng ta sắp thay đổi rất rất lớn”.

Hiện tại, thư viện của Google chứa hầu hết các tác phẩm xuất bản trước năm 1923, vì bản quyền đã hết hạn và nội dung sách trở thành miễn phí cho mọi người sử dụng bất kể với mục đích gì. Bạn sẽ thấy sách thuộc nhiều thể loại: cuốn Daisy Miller của Henry James xuất bản lần đầu, một cuốn sách lịch sử Pháp xuất bản năm 1702 hay sách dạy làm vườn xuất bản năm 1785.

Bộ sưu tập của Google cũng bao gồm một số lượng lớn sách xuất bản sau năm 1923 mà các nhà xuất bản đã cho phép đưa vào thư viện số. Nhưng vì những cuốn sách này vẫn đang còn hạn bản quyền nên Google hạn chế chức năng của chúng, chỉ cho đọc một số trang nhằm giảm nguy cơ ảnh hưởng xấu đến doanh số bán sách.

Không phải bỏ hàng giờ tra cứu ở thư viện để tìm một cuốn sách, bạn có thể tìm trên thư viện của Google bằng tên tác giả, chủ đề hoặc chỉ cần gõ một cụm từ hoặc một trích đoạn. Google sẽ đưa ra hình ảnh của những trang sách trong mỗi cuốn sách mà cụm từ đó xuất hiện.

Tương lai bấp bênh

Vấn đề nằm ở luật bản quyền: liệu Google có đủ quyền hợp pháp để sao chép các cuốn sách thư viện và biến chúng trở thành trực tuyến? Những tập đoàn thương mại của các tác giả và nhà xuất bản (NXB) nói “Không!”. Authors Guild, một hiệp hội chuyên nghiệp của hơn 8.000 tác giả đã lập hồ sơ yêu cầu Google dừng dự án. Đại diện cho hàng loạt nhà xuất bản lớn, Hiệp hội các NXB Mỹ cũng đâm đơn kiện. Cả hai hiệp hội này đều đòi Google phải trả tiền.

Nhưng Google khăng khăng rằng dự án của họ là hợp pháp, vì hãng chỉ cung cấp những đoạn trích – một hoặc hai câu – của những tác phẩm có bản quyền mà các NXB không cho họ quyền scan. Google biện luận rằng kế hoạch của hãng sẽ thúc đẩy chứ không làm giảm doanh số bán sách, và sẽ là mối lợi cho ngành sách. Nhưng yêu cầu đưa sách lên web của Google hiện đang có những dấu hiệu chắc chắn sẽ tạo nên một trận chiến lớn ở toà án, và Google – dù có tiềm lực tài chính mạnh và đội ngũ luật sư được trả công cao – không chắc giành được phần thắng.

“Một trong những vấn đề lớn của sự xung đột này là nó chỉ ra sự vô lý của luật bản quyền Mỹ”, Siva Vaidhyanathan, một chuyên gia về bản quyền ở ĐH New York giải thích. Vaidhyanathan tin rằng những gì Google muốn làm có thể là bất hợp pháp dưới những cơ chế của luật bản quyền hiện nay. Đồng thời, ông cũng lưu ý rằng Google không thể tạo ra một hệ thống mà phụ thuộc vào sự cho phép của các NXB để số hoá những cuốn sách của họ, vì thực ra không ai biết rõ ai là người sở hữu bản quyền của tất cả những cuốn sách trong thư viện. Do đó, Google bị tắc.

Trận chiến với các nhà xuất bản

Cuộc chiến chính giữa Google và các NXB liên quan tới những cuốn sách vẫn còn hạn bản quyền. Khi Google scan sách ở một thư viện, có một cuốn xuất bản sau năm 1923 và các NXB khăng khăng rằng phải bỏ nó sang một bên và xin phép trước đã. Nhưng Google nói rằng mình có quyền scan và đưa chúng lên mạng, đồng thời khẳng định sẽ sớm đưa những cuốn sách như vậy vào thư viện của mình.

Mặc dù vậy, điều này có nghĩa là bạn đang có một thư viện bị cắt xén. Hiện tại, không có tìm kiếm nào ở Google sẽ trả lại bất kỳ một cụm từ nào có chứa những cái tít phổ biến như Lolita, The great Gatsby, The Best and the Brightest, The Da Vinci code… hay bất cứ tác phẩm nào của John Updike, Philip Roth, Richard Feynman, Woody Allen…

Nhưng, hãy thử hình dung một tình huống như thế này: ở đâu đó trong một thư viện đại học, có bài viết của một tác giả mà bạn chưa từng nghe tên, về một chủ đề mà bạn chưa từng biết, trong một lĩnh vực không còn được in tái bản, và được xuất bản bởi một NXB không còn kinh doanh nữa. Nhưng thực tế bài viết này lại đúng là cái bạn đang cần, đang muốn tìm như cách mà bạn tìm thấy các trang web mỗi ngày. Thật lý tưởng là Google đã nhận thấy trước điều đó. Nhưng vì nó vẫn chưa hết bản quyền, Google sẽ chỉ cho bạn xem một vài câu xung quanh cụm từ tìm kiếm chứ không phải toàn bộ cuốn sách. Nhưng nếu không có hệ thống của Google, bạn sẽ không bao giờ biết đến cuốn sách này. Rõ ràng là, việc này tốt cho cả Google, cho người sử dụng internet, và đặc biệt cho các tác giả.

Lợi ích của việc làm cho hàng triệu cuốn sách trở nên truy cập được với mọi người trên toàn thế giới có thể là đóng góp quan trọng nhất trong việc truyền bá tri thức nhân loại mà các thư viện muốn làm. Đó là một cơ hội đáng kinh ngạc để làm hồi sinh quá khứ văn hoá của chúng ta, và làm cho nó có thể tiếp cận được… Nhưng nếu luật pháp yêu cầu Google, hay bất kỳ ai, phải xin phép trước khi truyền bá tri thức như thế này, thì Google Book không thể tồn tại. Và nếu Google Book không thể tồn tại, có thể đã đến lúc phải xem xét lại luật pháp.

Lawrence Lessig, giáo sư luật ở Đại học Stanford

Nhưng nhiều NXB cho rằng điều này làm tổn hại đến giá trị những cuốn sách của họ. Thực tế lại khác. Google giúp bạn tìm thấy sách, và nếu bạn muốn đọc thì phải mua sách. Những cuốn sách lỗi thời, sách không còn được in và khó tìm sẽ được hưởng lợi từ một hệ thống như vậy. Trước đây, Trung tâm thư viện máy tính trực tuyến (Online Computer Library Center) – một tập đoàn nghiên cứu thư viện phi lợi nhuận – đã đếm và đưa vào danh mục các cuốn sách mà Google dự tính scan. Kết quả trong 5 thư viện mà Google thoả thuận scan sách, có khoảng 80% số sách được xuất bản sau năm 1923 và vẫn còn hạn bản quyền, nhưng chỉ một số rất ít vẫn còn đang in để bán.

Tim O’Reilly, cha đẻ của khái niệm Web 2.0 đã chỉ ra rằng trong năm 2004, chỉ 1,2 triệu tên sách được bán ở Mỹ. Điều này có nghĩa là trong khi một số lượng đáng kể sách thư viện được bảo vệ bởi luật bản quyền, thì chúng cũng không còn được in nữa, 70% hoặc hơn. Những cuốn sách này đại diện cho vùng “tranh tối tranh sáng” của thế giới xuất bản. Một số người sở hữu chúng, nhưng vì họ nhận thấy chúng không còn giá trị thương mại nên các NXB không có động lực để quảng bá và tiếp thị chúng, chứ đừng nói là bỏ tiền ra để sao chụp và đưa chúng lên mạng cho mọi người tìm thấy khi cần.

Thực tế trong nhiều trường hợp, các NXB và những người giữ bản quyền sách không được biết tới. Không có đăng ký quốc gia cho những người giữ bản quyền sách ở Mỹ, trong khi đối với các bằng sáng chế thì có. Bất kỳ cuốn sách nào được xuất bản cũng đều tự động được cấp bản quyền, và nếu một NXB sách ngừng hoạt động kinh doanh, hoặc một tác giả qua đời, thì bản quyền của tác phẩm có thể bị chôn vùi trong các bản hợp đồng xuất bản có khi đã thành tro bụi từ lâu. Ngay cả các NXB cũng không biết họ đang sở hữu cái gì.

O’Reilly cũng cho biết, chỉ có 2% số sách được bán trong năm 2004 là được hơn 5.000 bản, số còn lại héo hon trong quên lãng, một mối đe doạ đối với tác giả còn lớn hơn chuyện bị vi phạm bản quyền hay bị in lậu. Google hứa hẹn mang lại một sự thay đổi. Nó giúp những cuốn sách không bán chạy có cơ hội được tiếp cận tất cả mọi người. Bằng cách đưa một khối lượng lớn các tác phẩm in lên mạng, Google cung cấp một cách thức quảng bá các cuốn sách mà NXB đã bỏ qua, và giúp người đọc tìm thấy và mua chúng.

>>

Thay đổi cả luật pháp?

Các học sinh của trường trung học Fruitvale ở Bakersfield, California (Mỹ) chờ đợi giây phút lật đổ 1.066 cuốn sách bằng hiệu ứng domino để lập kỷ lục Guinness vào ngày 27.3 vừa qua. Dự án Google Book cũng sẽ làm đảo lộn thế giới sách bằng những tác động dây chuyền như thế

Nhưng nếu luật bản quyền ủng hộ cho mục đích lớn lao của Google, có phải đã đến lúc chúng ta nghĩ đến việc sửa đổi luật? Đó là câu hỏi nổi bật nhất nảy sinh trong cuộc chiến chống lại nỗ lực xây dựng thư viện số của Google. Hệ thống mới của Google đương nhiên là tốt cho những cuốn sách cũ, nhưng nó cũng tốt cho chính Google trong việc củng cố vị thế là cỗ máy tìm kiếm bá chủ thế giới.

Không ai biết, và Google cũng không công bố đã kiếm được bao nhiêu tiền từ dự án thư viện này. Tuy nhiên, Eric Schmidt, giám đốc điều hành của Google cho biết sẽ không đặt quảng cáo trên các trang tìm kiếm sách mà hãng scan từ thư viện – mặc dù sẽ đặt quảng cáo trên những trang tìm sách mà các NXB đã cho họ quyền đưa lên mạng, và Google sẽ gửi cho các NXB “phần lớn” doanh thu của các quảng cáo như vậy. Google sẽ đưa thêm vào một đường link tham khảo (referral link) để cho phép mọi người mua những cuốn sách họ tìm thấy qua thư viện trực tuyến này – một đường link đề “Buy this book” tới một vài nhà sách trực tuyến lớn, nhưng công ty sẽ “không lấy một xu từ những link tham khảo này”.

Thay vì kiếm tiền từ những tìm kiếm sách đơn lẻ, thư viện của Google sẽ làm gia tăng doanh số của hãng bằng cách tăng giá trị của công cụ tìm kiếm. Dù hiện là công cụ tìm kiếm phổ biến nhất, Google đang phải đối mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ từ Yahoo, Microsoft, Amazon và nhiều hãng khác. Amazon đã cung cấp một tính năng tìm kiếm bên trong rất nhiều cuốn sách có trong kho sách trực tuyến của họ, và cũng công bố một kế hoạch cho phép người dùng mua một số trang sách nhất định. Trong khi đó, Microsoft và Yahoo cũng vừa gia nhập Liên minh nội dung mở (Open Content Alliance), một tổ chức phi lợi nhuận đang có kế hoạch số hoá các cuốn sách sau khi đã xin phép NXB.

Khi nghe về dự án Google Book, một thủ thư đã nói với phóng viên New York Times: “Thế giới của chúng ta sắp thay đổi rất rất lớn”.

Nhưng các NXB và các tác giả lại cho rằng họ cần được trả tiền từ dự án của Google. “Nếu có một giá trị mới cho những cuốn sách được tạo ra trên internet, tác giả cần được cung cấp những động lực mới để tạo ra những tác phẩm mới cho nó”, Paul Aiken, giám đốc điều hành của Authors Guild (Hiệp hội Tác giả Mỹ) cho biết.

Aiken so sánh kế hoạch của Google trong việc sử dụng những cuốn sách với cách mà Hollywood sử dụng những cuốn tiểu thuyết để làm cốt truyện cho các bộ phim. “Có nhiều người mua sách hơn sau khi họ xem phim, và Hollywood vẫn trả tiền cho các NXB để có quyền sử dụng những cuốn tiểu thuyết. Vậy thì Google cũng phải trả tiền cho những cuốn sách họ muốn số hoá”, Aiken giải thích. Tuy nhiên, ông cũng gợi ý về ý tưởng mà các đài phát thanh trả tiền cho các nhạc sĩ. Google có thể trả một phí cấp phép hàng năm cho NXB, và số tiền sẽ được phân phối tới các NXB và các tác giả tuỳ theo tần suất mà các cuốn sách được xem trên công cụ tìm kiếm.

Các NXB đều rất tán thành ý kiến của Aiken. Họ cho rằng Google đang ngồi trên một mỏ vàng, còn các NXB và tác giả thì không. Những người ủng hộ Google cho rằng “lợi ích của việc làm cho hàng triệu cuốn sách trở nên truy cập được với mọi người trên toàn thế giới có thể là đóng góp quan trọng nhất trong việc truyền bá tri thức nhân loại mà các thư viện muốn làm”. Lawrence Lessig, một giáo sư luật ở Đại học Stanford nói: “Đó là một cơ hội đáng kinh ngạc để làm hồi sinh quá khứ văn hoá của chúng ta, và làm cho nó có thể tiếp cận được. Chắc chắn Google sẽ được hưởng lợi từ đó. Điều đó tốt cho họ. Nhưng nếu luật pháp yêu cầu Google, hay bất kỳ ai, phải xin phép trước khi truyền bá tri thức như thế này, thì Google Book không thể tồn tại. Và nếu Google Book không thể tồn tại, có thể đã đến lúc phải xem xét lại luật pháp”.

Ngày sách và tác quyền thế giới (World Book and Copyright Day) – gọi tắt là Ngày sách thế giới là sự kiện hàng năm do UNESCO tổ chức vào ngày 23.4 để quảng bá việc đọc sách, xuất bản và bảo vệ sở hữu trí tuệ qua hình thức quyền tác giả. 23.4 cũng là ngày lễ Thánh George ở phương Tây và cũng là ngày mất của văn hào Miguel de Cervantes (1547-1616), tác giả Don Quixote. Những người bán sách ở Catalonia nhân ngày lễ Thánh George 1923 đã tôn vinh Miguel de Cervantes bằng cách bán sách tặng kèm hoa hồng.

Ngày 23.4 cũng là ngày sinh hoặc mất của nhiều nhà văn lớn như Maurice Druon (Pháp, sinh 1918), K. Laxness (Iceland, 1902-1998), Vladimir Nabokov (Nga, 1899-1977), Josep Pla (Catalonia, 1897-1981) và Manuel Mejía Vallejo (Colombia, 1923-1998).

Vì lẽ đó, ngày này rất thích hợp cho mục tiêu của UNESCO muốn khơi gợi tình yêu đọc sách trong giới trẻ và tôn vinh đóng góp không có gì thay thế được của những người đã thúc đẩy sự phát triển văn hoá của nhân loại bằng ngòi bút. Nhưng thế giới đã đổi thay. Sách vẫn giữ nguyên giá trị dù đọc bằng hình thức điện tử. Nhưng công nghệ số đang thách thức những nguyên tắc pháp lý của luật tác quyền.

( tổng hợp)

>> Tham khảo dịch vụ pháp lý liên quan: ;

3. Góc nhìn luật sư về bản quyền phát sóng giải ngoại hạng Anh

MP&Silva khôn khéo khi phân phối để VSTV được phát sóng tất cả các trận đấu trong tuần, nhưng chỉ được độc quyền vào chủ nhật. Còn lại họ cho SCTV gói “thứ 7 không độc quyền” với giá 1,7 triệu USD; VCTV giá khoảng 1,8 triệu, VTC chỉ được phát trên hệ HD với giá 300.000 USD.

MP&Silva là công ty thắng thầu và có quyền phân phối bản quyền truyền hình giải bóng đá ngoại hạng Anh tại Việt Nam. Các kênh – đài truyền hình của Việt Nam đều muốn được độc quyền phát sóng các trận đấu thuộc loại “hot” nhất hành tinh này. Trong cuộc đua đó, VSTV (sở hữu thương hiệu kênh truyền hình K+) đã thắng thế với mức phí 10 triệu USD trả cho MP&Silva cho ba mùa giải liên tiếp kể từ mùa giải 2010-2011.

Tuy nhiên, MP&Silva đã rất khôn khéo trong chiến lược kinh doanh của họ khi để VSTV được phát sóng tất cả các trận đấu trong tuần, nhưng họ chỉ được độc quyền vào ngày chủ nhật. Còn lại họ còn phân phối cho các kênh – đài truyền hình khác như cho SCTV gói “thứ 7 không độc quyền” với giá 1,7 triệu USD; cho VCTV với giá khoảng 1,8 triệu, cho VTC chỉ được phát trên hệ HD với giá 300.000 USD.

Theo chúng tôi, việc có một số ý kiến cho rằng các kênh – đài truyền hình của Việt Nam (một số đài phần vốn của VTV chiếm trên 50%) là “gà nhà đá nhau” là cách nhìn nhận chưa thỏa đáng và toàn diện.

>>

Chúng ta hiểu rằng, các kênh hoặc đài truyền hình hiện nay (trừ các đài truyền hình phát sóng mang tính chất phục vụ nhiệm vụ của Nhà nước) phần lớn hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp, theo cơ chế thị trường. Vì thế, dù có một số công ty nhà nước là cổ đông chi phối, thì các đài truyền hình vẫn phải tuân theo quy luật tất yếu của thị trường là kinh doanh để sinh lợi nhuận.

Giải bóng đá ngoại hạng Anh là một trong những giải đấu hấp dẫn và thu hút đông đảo người xem truyền hình. Trước đây, sở dĩ khán giả được xem miễn phí bởi các trận đấu của giải này được các thương hiệu lớn như Tiger Beer mua và tài trợ cho Đài truyền hình Việt Nam phát sóng, đổi lại Tiger Beer được quảng cáo sản phẩm của mình trên hệ thống của VTV3.

Nhưng hiện nay, khi các đài truyền hình buộc phải hoạt động theo cơ chế thị trường với tư cách là một doanh nghiệp, việc giành được quyền phát sóng giải bóng đá ngoại hạng Anh sẽ là một thành công lớn để phục vụ mục tiêu đầu tư, kinh doanh (thành công về uy tín, độ quảng bá, thành công về tài chính thu từ các hợp đồng quảng cáo, lợi nhuận từ bán thiết bị đầu phát, lợi nhuận từ thuê bao…).

Xét từ góc độ kinh doanh, các kênh – đài truyền hình tại Việt Nam cạnh tranh nhau trong cuộc đua giành phát sóng các trận đấu Giải bóng đá ngoại hạng Anh là điều tất yếu trong cuộc đua để tồn tại và phát triển, điều này không có gì bất hợp lý. Khi các doanh nghiệp cùng tham gia một cuộc đua, mà ở đó họ biết chính xác các tiêu chí mà mình tham gia như giá cả đến mức nào là chấp nhận được, đồng thời các yếu tố “phi tài chính” khác không thể tính được bằng tiền… mà họ có thể chấp nhận để đạt được, thể hiện họ có những toan tính để thành công trong lĩnh vực truyền hình.

Có ý kiến cho rằng tại sao các doanh nghiệp này không ngồi cùng với nhau để đàm phán mức giá mua từ phía đối tác nước ngoài để được rẻ hơn, mặc dù các doanh nghiệp tham gia phần lớn là những doanh nghiệp do nhà nước nắm cổ phần chi phối. Nhưng, cần thấy rằng ý kiến trên chỉ hợp lý khi lợi ích của tất cả các doanh nghiệp tham gia cuộc đua giành quyền phát sóng giải ngoại hạng Anh là tương đối đồng nhất. Trong khi đó, sự khốc liệt của nền kinh tế thị trường thì lại không như vậy, các doanh nghiệp có lớn, có bé, có tiềm lực, không có tiềm lực, có thương hiệu, và không có thương hiệu… do đó chi phối tới các mục tiêu ngắn hạn, dài hạn sẽ khác nhau, từ nội tại của từng doanh nghiệp tham gia cuộc đua giành quyền phát sóng sẽ khác nhau.

Một số ý kiến cho rằng, từ sự việc trên cần xem xét VSTV dưới góc độ Luật cạnh tranh vì lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường thu phí thuê bao cao hơn mặt bằng chung theo chúng tôi là không hợp lý.

Thứ nhất, chúng ta thử xem xét VSTV có chiếm quá thị phần truyền hình ở Việt Nam hay không, để theo Luật cạnh tranh thì VSTV được coi là doanh nghiệp thống lĩnh thị trường.

Thứ hai, việc VSTV có mức phí thuê bao và giá thiết bị cao có phải là hành vi vi phạm luật cạnh tranh hay không (hay là ngược lại).

Đối chiếu với luật cạnh tranh thực tại chúng tôi thấy rằng không có cơ sở để nói rằng VSTV có dấu hiệu vi phạm luật cạnh tranh.

Hoạt động của các đài truyền hình tại Việt Nam hiện nay đang ngày một phát triển theo mô hình doanh nghiệp chứ không giống như các đơn vị sự nghiệp nhà nước như trước đây. Các doanh nghiệp này bắt buộc phải tự chủ về hoạt động kinh doanh và phải tuân thủ theo Luật Doanh nghiệp, do đó quyền lợi của người dân đối với việc thụ hưởng các giá trị tinh thần từ các kênh – đài truyền hình mang lại cũng không giống như trước.

Tuy nhiên, để đảm bảo cho quyền được thụ hưởng các giá trị tinh thần của người dân được đảm bảo, chúng tôi hy vọng cơ quan quản lý nhà nước cần có chính sách mang tính định hướng để các doanh nghiệp truyền hình tham gia vào thị trường và cạnh tranh với nhau một cách lành mạnh và phát triển bền vững, để qua đó người xem truyền hình sẽ được hưởng lợi từ những chính sách này.

( tổng hợp)

4. Định giá tang vật xâm phạm bản quyền như thế nào ?

Theo yêu cầu của chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp (KDCN) xe máy, cơ quan quản lý thị trường (QLTT) đã kiểm tra và phát hiện 106 xe máy xâm phạm KDCN. Để có căn cứ xác định khung tiền phạt và số tiền phạt cụ thể, cơ quan QLTT đã xác định giá trị của các chi tiết xâm phạm đối với xe xâm phạm kiểu dáng xe Future Neo. Các chi tiết tạo nên KDCN xâm phạm là toàn bộ phần đầu xe (cụm đèn pha, đèn xi nhan). QLTT định giá 30.000 đ/bộ, nhưng giá thực tế của cụm đầu xe này do Sở Tài chính xác định, cung cấp

Đối với ốp sườn trước trái, phải (vè), QLTT định giá 50.000 đ/bộ nhưng Sở Tài chính xác định giá thực tế là 100.000-116.000 đ/bộ. Đối với chắn bùn sau (vè sau), QLTT định giá 20.000 đ/bộ nhưng Sở Tài chính định giá theo thực tế ngoài thị trường đến 50.000 đ/bộ.

Theo đó, mức giá của Sở Tài chính xác định dao động từ 425.000 đến 450.000 đ/bộ linh kiện có yếu tố xâm phạm, trong khi Chi cục QLTT thẩm định chỉ có 170.000-180.000 đ/bộ.

Trên cơ sở giá trị các chi tiết do Sở Tài chính xác định với tổng số xe xâm phạm là 106 xe, cơ quan cảnh sát điều tra cho rằng, có sự chênh lệch khi định giá giá trị lô hàng này, dẫn tới định giá sai làm thiệt hại cho Nhà nước. Cơ quan cảnh sát sẽ xem xét đề nghị xử lý theo hướng khởi tố vụ án hình sự hoặc xử lý hành chính, tùy theo mức độ sai phạm và tổng giá trị tài sản sau khi được thẩm định giá chính xác.

(Nguồn: Sài Gòn Giải phóng, ngày 16.6.2009)

>>

Tư vấn thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp  ?

– Ảnh minh họa

Lời bình

1. Cơ quan QLTT đã xác định 106 xe là tang vật của vụ xâm phạm quyền về KDCN, vì trên các xe này có các yếu tố xâm phạm”. Đó là các yếu tố được tạo ra từ hành vi xâm phạm. Đối với KDCN đó là sản phẩm, phần sản phẩm bị coi là yếu tố xâm phạm quyền đối với KDCN thuộc trường hợp là trên sản phẩm hoặc phần sản phẩm bị xem xét, kể cả trường hợp đã được cấp Bằng độc quyền KDCN, có tập hợp các đặc điểm tạo dáng hợp thành một tổng thể là bản sao hoặc về bản chất là bản sao (gần như không thể phân biệt được sự khác biệt) KDCN của chủ sở hữu khác đã được bảo hộ mà không được sự đồng ý của người đó.

Cụ thể trong trường hợp này, đối với xe vi phạm kiểu dáng xe Future Neo gồm toàn bộ phần đầu xe (cụm đèn pha, đèn xi nhan), ốp sườn trước trái, phải (vè), chắn bùn sau (vè sau) và một số chi tiết khác là các chi tiết có yếu tố xâm phạm.

Như vậy, việc xác định 106 xe này có các yếu tố xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (SHCN) đối với KDCN là đúng quy định.

2. Về thẩm quyền xác định giá trị tang vật xâm phạm. Để có thể xác định khung tiền phạt theo quy định của ngày 22.9.2006, QLTT đã tiến hành xác định giá của các chi tiết này. Điều 28 quy định cơ chế xác định giá thực hiện như sau: Hàng hoá xâm phạm là phần (bộ phận, chi tiết) của sản phẩm có chứa yếu tố xâm phạm có thể lưu hành như một sản phẩm độc lập. Trường hợp không thể tách rời yếu tố xâm phạm thành phần sản phẩm độc lập thì hàng hoá xâm phạm là toàn bộ sản phẩm chứa yếu tố xâm phạm.

Giá trị hàng hoá xâm phạm do cơ quan xử lý xâm phạm xác định tại thời điểm xảy ra hành vi xâm phạm, dựa trên các căn cứ theo thứ tự ưu tiên sau: Giá niêm yết của hàng hoá xâm phạm; giá thực bán của hàng hoá xâm phạm; giá thành của hàng hoá xâm phạm (nếu chưa được xuất bán); giá thị trường của hàng hoá tương đương có cùng chỉ tiêu kỹ thuật, chất lượng.

Giá trị hàng hóa xâm phạm được tính theo phần (bộ phận, chi tiết) sản phẩm xâm phạm và trên tổng số tang vật xâm phạm (trong trường hợp này là 106 xe).

Theo quy định của Điều 28 , QLTT là cơ quan thụ lý vụ xâm phạm quyền này nên cũng là cơ quan xác định giá tại thời điểm xảy ra hành vi xâm phạm. Do đó, việc QLTT xác định giá để làm căn cứ áp dụng khung tiền phạt quy định tại Nghị định số 106/NĐ-CP là đúng thẩm quyền.

3. Vấn đề nảy sinh ở đây là, giá trị từng chi tiết do QLTT và Sở Tài chính xác định có sự chênh lệch. Theo đó, mức giá của Sở Tài chính xác định dao động từ 425.000 đến 450.000 đ/bộ linh kiện, Chi cục QLTT xác định chỉ có 170.000-180.000 đ/bộ.

Trong trường hợp này sử dụng giá do cơ quan nào xác định để làm căn cứ xác định khung tiền phạt? đã lường trước trường hợp giữa cơ quan tài chính và các cơ quan có thẩm quyền xử phạt không thống nhất về việc xác định giá. Vì vậy, Điều 28 của Nghị định đã quy định: Trường hợp giữa cơ quan xử lý xâm phạm (trong trường hợp này là QLTT) và cơ quan tài chính cùng cấp (Sở Tài chính) không thống nhất về việc xác định giá trị hàng hoá xâm phạm thì việc định giá do Hội đồng xác định giá trị hàng hoá xâm phạm quyết định. Việc thành lập, thành phần, nguyên tắc làm việc của Hội đồng xác định giá trị hàng hoá xâm phạm thực hiện theo quy định của pháp luật.

Theo Điều 34, quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh Xử lý , trong trường hợp không áp dụng được các căn cứ quy định để định giá tang vật xâm phạm thì cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt thành lập Hội đồng định giá. Hội đồng định giá phải có sự tham gia của đại diện trung tâm dịch vụ bán đấu giá cấp tỉnh hoặc đại điện cơ quan tài chính cấp huyện. Căn cứ vào tính chất, đặc điểm của từng vụ việc, người ra quyết định thành lập Hội đồng quyết định các thành viên của Hội đồng bao gồm đại diện cơ quan chuyên môn có liên quan. Như vậy trong trường hợp này, không thể sử dụng kết quả định giá của Sở Tài chính để tính giá trị lô hàng 106 xe máy xâm phạm KDCN và kết luận QLTT làm sai mà phải sử dụng kết quả xác định giá của tổ chức thứ 3 là Hội đồng. Kết quả này sẽ là căn cứ để áp dụng khung tiền phạt tương ứng.

4. Việc cho rằng sau khi xác định lại giá trị lô hàng xâm phạm KDCN, thì có thể sẽ căn cứ vào giá trị lô hàng xâm phạm có giá trị nhỏ hay lớn để cân nhắc xử lý hành chính hay sẽ khởi tố vụ án để áp dụng biện pháp hình sự đối với cơ sở vi phạm là có căn cứ hay không?

Việc áp dụng biện pháp hình sự để xử lý các vụ việc xâm phạm quyền SHCN phải căn cứ vào Bộ luật Hình sự và Thông tư hướng dẫn liên ngành của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp.

Theo Thông tư này, việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi xâm phạm quyền SHCN phải thuộc một trong các trường hợp xâm phạm lần đầu nhưng hành vi là từ nghiêm trọng trở lên và bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “xâm phạm quyền SHCN” theo Bộ luật Hình sự: Đã thu được lợi nhuận từ 10 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng/gây thiệt hại về vật chất cho chủ sở hữu nhãn hiệu từ 50 triệu đồng đến dưới 150 triệu đồng/hàng hóa vi phạm có giá trị từ 50 triệu đồng đến dưới 150 triệu đồng. Nếu các giá trị này ở các mức trên thì bị coi là rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. Ngoài điều kiện đánh giá mức độ nghiêm trọng của hành vi để truy cứu trách nhiệm hình sự, Thông tư còn quy định phải theo quy định tại khoản 1 Điều 155 của . Theo đó, chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự khi có yêu cầu của chủ sở hữu quyền.

Giả thiết rằng, các điều kiện trên đều đáp ứng thì liệu trong vụ việc cụ thể này có thể khởi tố vụ án hình sự để truy cứu theo tội xâm phạm quyền SHCN được không? Câu trả lời trong trường hợp này là không thể.

Lý do không thể là vì việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội xâm phạm quyền SHCN quy định tại Bộ luật Hình sự chỉ áp dụng đối với hành vi giả mạo với đối tượng là giả mạo nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý. Các đối tượng SHCN khác như sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, tên thương mại, bí mật kinh doanh, cạnh tranh không lành mạnh dù giá trị tang vật lớn đến đâu cũng chỉ bị xử lý bằng biện pháp hành chính hoặc biện pháp dân sự.

Xin giấy phép sưu tầm và phân tích

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *