Bài học cho Kiểm toán viên từ thị trường chứng khoán Đài Loan

Báo cáo về TTCK Đài Loan mới công bố cho biết, từ năm 1982 đến nay đã có 259 trong số 1.200 DN bị gỡ bỏ niêm yết khỏi 2 sàn giao dịch; trong số đó có 152 trường hợp là do vấn đề tài chính gây ra;

Còn lại 107 DN là do bị thâu tóm, sáp nhập vì các lý do khác. Những lý do khiến các DN ở Đài Loan phải “ra đi” khỏi sàn niêm yết là bài học đáng tham khảo cho các KTV kiểm toán công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam. Xin giới thiệu 9 dấu hiệu chủ đạo tổng hợp từ những trường hợp “ra đi” của các DN Đài Loan trên TTCK.

Dấu hiệu 1: Suy thoái kinh tế, DN bất lực trong việc tìm kiến lợi nhuận

Tại Đài Loan, những DN thuộc các ngành công nghiệp tập trung lao động phải đối mặt với chu trình kinh doanh bị sụt giảm, tuy nhiên, nếu không thành công trong việc chuyển đổi bản thân sang mô hình kinh doanh có lãi hoặc tìm được những sản phẩm thích hợp hoặc thị trường cho những sản phẩm hiện tại thì sẽ phải đối mặt với rắc rối trong tương lai. Điều này thuộc về khả năng của lãnh đạo DN. Những dấu hiệu khó khăn trên thường được phản ánh trong báo cáo tài chính thường niên hoặc trong báo cáo tài chính hàng quý, KTV cần phân tích thận trọng chúng.

Dấu hiệu 2: Lãnh đạo DN giảm lượng nắm giữ cổ phần

Khi phạm vi kinh doanh trở nên rộng hơn nhờ việc gia tăng vốn cổ phần, việc nắm giữ cổ phần của những lãnh đạo chủ chốt sẽ loãng đi. Tỷ lệ nắm giữ này phản ánh sức mạnh tài chính cá nhân và sự nhiệt tình chịu trách nhiệm của họ đối với DN. Khi tỷ lệ này sụt giảm đáng kể do các NĐT bên ngoài có sự lớn mạnh, thì chia tách quyền sở hữu và quản lý gây nên các nguy cơ nội bộ từ phía các nhà lãnh đạo DN. Rủi ro nội bộ và mối nguy hại tinh thần sẽ leo thang. Nếu tỷ lệ sở hữu của các nhà lãnh đạo DN đủ lớn thì việc theo đuổi những phương án kinh doanh rủi ro sẽ được hạn chế.

Dấu hiệu 3: Lãnh đạo DN ham mê trò chơi tiền bạc

Nhiều NĐT trắng tay dù DN mà họ đầu tư có nghiệp vụ kinh doanh/sản phẩm tốt, bởi không tính đến việc lãnh đạo DN quá lún sâu vào trò chơi tiền bạc. Chất lượng của việc quản lý cấp cao trên một nền tảng ổn định là điều rất quan trọng. Để có thể kiểm soát được động thái của những nhà lãnh đạo này là trách nhiệm của truyền thông – những người có điều kiện gặp gỡ, tìm hiểu các nhà lãnh đạo, DN. KTV cũng nên thận trọng với những DN luôn thay đổi nhà lãnh đạo đứng đầu.

Dấu hiệu 4: Lãnh đạo DN tìm cách kích giá cổ phiếu

Đôi khi những người “vận hành thị trường bên ngoài” sẽ hợp tác với các nhà lãnh đạo DN để hỗ trợ/thúc đẩy giá cổ phiếu. Khi tiền đến dễ dàng do vận hành giá cổ phiếu, các nhà lãnh đạo DN sẽ mất tập trung vào việc kinh doanh chính. Khi giá cổ phiếu sụt giảm vì nhiều lý do, họ và những người vận hành thị trường sẽ không và không thể hỗ trợ được giá cổ phiếu cũng như DN được nữa. Bạn nên tránh xa những DN có chỉ số P/E cao kỷ lục với lượng giao dịch lớn bất thường.

Dấu hiệu 5: Đánh bóng báo cáo tài chính (BCTC)

BCTC là một trong những công cụ truyền thông công cộng tốt nhất giữa DN với các thành viên trong DN/NĐT. Tuy nhiên, một số DN có xu hướng đánh bóng thông tin tài chính để giữ giá cổ phiếu ở mức cao. Do đó, KTV phải thật thận trọng khi xem xét các thông tin tài chính; thông thường, bạn phải bảo đảm cung cấp BCTC minh bạch. Một đầu mối để phát hiện ra việc đánh bóng là so sánh các luồng tiền vận hành và khoản lợi nhuận thuần từ các bản BCTC, nếu tồn tại một khoảng cách lớn, thì bạn nên tìm hiểu nguyên do tại sao.

Dấu hiệu 6: Sự gian lận của lãnh đạo DN

Nói chung, không nhiều nhà lãnh đạo DN muốn làm điều này, nhưng khi tình hình tài chính đảo chiều chống lại họ thì gian lận có thể xảy ra. Một khi đã gian lận thì họ có thể tạo ra nhiều điều dối trá khác để che giấu nó. Không khó để tạo ra một tài khoản nợ bằng cách tạo ra các bút toán cân đối kế toán để ghi có lại việc bán hàng và ghi nợ vào tài khoản nợ. Đôi khi lãnh đạo DN chỉ đạo giám đốc tài chính giả mạo các hợp đồng bán hàng để vào sổ ghi có việc bán hàng. Trong ngữ cảnh này, một lần nữa, trách nhiệm của kiểm toán viên là kiểm soát các mẫu và xác minh lại các tài liệu đó. Tuy nhiên, kiểm toán viên có thể bị lừa để biến hóa các con số. Do vậy, DN được kiểm toán bởi DN kiểm toán uy tín có thể giảm thiểu khả năng phải đối mặt với gian lận về tài chính tại DN.

Dấu hiệu 7: Vay mượn quá đà

Vay mượn quá nhiều giống như con dao 2 lưỡi; nó có thể giúp cho DN tăng sản lượng/lợi nhuận, nhưng cũng có thể làm tổn hại đến DN nếu không biết cách quản lý. Rất khó để đánh giá khi nào thì DN nên tăng cường vay mượn. Tuy nhiên, khi DN vay mượn thái quá nhằm mở rộng hoạt động thì thường gây ra những vấn đề khó kiểm soát.

Dấu hiệu 8: Đầu tư vào ngành nghề không cốt lõi

Nhiều trường hợp sai lầm là vì đầu tư kinh doanh không cốt lõi, thậm chí là kinh doanh những mục tiêu không liên quan. Nếu DN không có cạnh tranh nòng cốt, thì khi nền kinh tế trở nên xấu đi, sẽ rất khó để tồn tại. Nhiều DN lớn và có tiếng ở Đài Loan đã rơi vào đường xoắn ốc giảm dần. Tập trung vào cạnh tranh nòng cốt là chính sách hiệu quả nhất để thông suốt việc kinh doanh. Việc này thường không tạo ra những lợi nhuận bất ngờ và đôi khi giống như không có sức bật, nhưng nó thể hiện sự cam kết từ các nhà lãnh đạo đứng đầu rằng, họ sẽ tiếp tục tập trung vào việc kinh doanh nòng cốt để duy trì sự phát triển ổn đinh tại DN.

Dấu hiệu 9: Không cẩn trọng khi mở rộng năng lực sản xuất

Mở rộng năng lực sản xuất mà không có đủ đơn hàng hoặc năng lực vượt mức và hàng tồn kho nhiều sẽ làm sút giảm sức mạnh tài chính. Mọi bước cho việc mở rộng hoặc ra đời một loại hình kinh doanh mới nên được thông qua bằng sự đánh giá cẩn trọng, so sánh với nguồn tiền tương ứng tại DN.

Bộ phận thuế – Công ty luật Minh Khuê (biên tập)​

——————————————————–
THAM KHẢO DỊCH VỤ PHÁP LÝ LIÊN QUAN:

1. ;

2.;

3. ;

4.;

5. ;

6. ;

7. ;
8. ;

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *